ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 14:39:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trăm phương, nghìn kế lừa đảo - Bài cuối: Gắn mác xuất khẩu lao động để buôn người

Báo Cà Mau (CMO) Xuất khẩu lao động là một trong những lựa chọn giúp người lao động có cơ hội tiếp cận công việc và thu nhập ổn định; cải thiện, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếp cận môi trường làm việc hiện đại; mở ra nhiều cơ hội việc làm sau khi về nước… Tuy nhiên, để xuất khẩu lao động sang nước ngoài cần rất nhiều yêu cầu, trình tự thủ tục hợp lệ. Thời gian qua, tỉnh Cà Mau xuất hiện tình trạng xuất khẩu lao động “chui” thông qua môi giới, gây ra nhiều hệ lụy.

Bài 1: Tràm rớt giá còn dính... quả lừa

Bài 2: Đánh đổi vì lòng tham

Không ít trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, khi nạn nhân bị đối tượng lừa đảo lợi dụng, núp bóng xuất khẩu lao động để thực hiện hành vi buôn người xuyên quốc gia, đòi tiền chuộc, thậm chí đã có người tử vong tại xứ người, để lại hậu quả, nỗi đau tột cùng cho người trong cuộc.

Còn đó nỗi đau

Gia đình nghèo, mẹ không có việc làm, thu nhập bấp bênh, ở nhờ nhà cậu ruột, cha lại mất trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, là con trai cả trong gia đình, hiền lành, hiếu thảo nên Nguyễn Phúc Hậu, sinh năm 2001, Khóm 2, phường 4, Tp.Cà Mau rất xót và mong muốn có tiền giúp gia đình tran trải cuộc sống.

Từ năm 2021, Hậu lên Tp.Hồ Chí Minh làm công nhân, hàng tháng gửi về cho mẹ 3 triệu đồng. Đến cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, dịch bệnh ở Tp.HCM bùng phát, công việc bấp bênh, cùng thời điểm đó gia đình gặp nhiều biến cố, Hậu giấu gia đình và âm thầm kết nối với môi giới sang Campuchia lao động thì gặp nạn. Vì chịu cảnh giam lỏng, đánh đập khi không hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của nhóm buôn người, tháng 8/2022 Hậu liều mình nhảy lầu để trốn thoát, nhưng cú ngã đó đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của em ở tuổi 21, để lại nỗi đau nặng nề cho người thân.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc ngậm ngùi bên di ảnh con trai quá cố.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (sinh năm 1967), mẹ em Hậu, xúc động kể: Hậu là đứa sống nội tâm, hiền lành và hiếu thảo nên trong khoảng thời gian 4 tháng bị giam cầm ở nước ngoài và áp lực công việc rất lớn nhưng con vẫn giấu gia đình, sợ mẹ lo lắng, âm thầm chịu đựng một mình. Mọi chuyện chỉ vỡ lẽ khi xảy ra sự cố thì gia đình mới biết con ra nước ngoài.

"Qua lời kể của nạn nhân bị nhốt cùng Hậu, tôi mới hiểu được con mình sống khổ sở đến chừng nào. Hậu cùng 5 nạn nhân khác bị nhốt chung một phòng, phải làm công việc tải game, lập nick ảo giả thành những cô gái để dẫn dụ các chàng trai tham gia, nạp tiền chơi game; hoặc dụ dỗ các đối tượng đầu tư mua sản phẩm, có lợi nhuận ngay tức khắc, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì Hậu và các bạn sẽ bị phạt nặng, bị bỏ đói.  Đến tháng 8/2022, con trai tôi không chịu nỗi áp lực nên đã tìm cách trốn thoát, rồi xảy ra sự việc đau lòng; chỉ riêng cháu trai ở Đầm Dơi may mắn được giải cứu”. Bà Bích kể trong nỗi uất nghẹn.

Thông qua ngành chức năng, các mạnh thường quân chúng tôi đã kết nối, gặp gỡ thêm một số nạn nhân bị lừa đảo đưa sang nước ngoài làm việc, nhưng khi nhận việc lại không đúng với giao ước ban đầu, có trường hợp không đáp ứng nỗi nhu cầu công việc xin về nước thì họ đòi tiền chuộc; có trường hợp bị bán vào động mại dâm, chịu cảnh “địa ngục trần gian”.

Điển hình như trường hợp của chị THT, quê ở Đầm Dơi, thời điểm đầu năm 2022, gia đình T bị vỡ nợ tiền tỷ vì tin theo lời dụ dỗ qua mạng, đầu tư vốn mua mỹ phẩm, kiếm lời. Bị áp lực vì các chủ nợ bao vây, hăm doạ, cả gia đình T chuyển lên Bình Dương làm công nhân, kiếm tiền trả nợ. Thấy kinh tế túng quẫn, thương mẹ bị áp lực từ chủ nợ, T lướt faebook tìm thông tin việc làm thì bắt gặp lời chào mời hấp dẫn, làm việc trong một quán nhậu tại Lào, với mức lương 1.000 USD/tháng, nếu đồng ý phía công ty sẽ lo tất cả thủ tục, chi phí sang nước ngoài và được trả trước 150 triệu đồng để T giải quyết nợ, giúp gia đình.

Lời chào mời quá hấp dẫn khiến T nhanh chóng sập bẫy, T đã giấu mẹ và chồng, âm thầm làm theo hướng dẫn của bọn lừa đảo đi nước ngoài, nhưng nơi bọn lừa đảo đưa T đến là đất nước Myanmar bán cho động mại dâm, chứ không phải nước Lào. Chị T đã trải qua những ngày tháng khủng khiếp nơi địa ngục trần gian, nếu muốn về nước phải có 350 triệu đồng tiền chuộc. 

Giây phút đoàn tựu đầy nước mắt của chị THT với các thành viên trong gia đình (Ảnh: Faebook Phong Bụi).

Ở Việt Nam, chồng của T rong ruỗi khắp nơi chạy vay mượn tiền, cầu cứu các nhà hảo tâm góp số tiền 350 triệu đồng để chuộc vợ về nước, rất may gia đình T gặp được mạnh thường quân Phong Bụi (Faebook Phong Bụi) kết nối được với người quen từ Myanmar giải cứu T về đoàn tựu gia đình vào cuối năm 2022.

Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Cà Mau: Thời gian qua vấn đề người dân xuất cảnh trái phép sang Campuchia lao động trong các sòng bạc trực tuyến của người Trung Quốc diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận 18 trình báo về việc người thân xuất cảnh trái phép sang Campuchia lao động, liên quan 54 người (có dấu hiệu bị cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc khoảng từ 60 – 180 triệu đồng). Khởi tố 3 vụ án, 5 bị can về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.

Sáng suốt lựa chọn

Ngoài 2 trường hợp trên, chúng tôi còn được các ngành chức năng cung cấp nhiều trường hợp bị lừa bán tương tự. Thường khi qua nước ngoài, đáp ứng không nỗi nhu cầu công việc, có nguyện vọng xin về nước thì phải trả tiền chuộc từ 120 triệu đồng trở lên. Gần đây nhất là trường hợp của em NHK, 21 tuổi, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, khi đang cùng gia đình làm công nhân ở tỉnh Bình Dương thì em cũng âm thầm nghe lời môi giới sang làm việc tại Campuchia.

Qua điện thoại, tôi trao đổi với ông NVP, cha của NHK, đang làm công nhân ở tỉnh Bình Dương. Ông P, cho biết: Do kinh tế khó khăn nên cả gia đình chuyển lên Bình Dương làm công nhân từ năm 2020. Đầu năm nay, công việc bấp bênh, công ty giảm lao động nên cháu nghe theo lời môi giới đi lao động nước ngoài. Khi sang Campuchia công việc quá áp lực, chịu không nỗi nên đã liên hệ về gia đình cầu cứu, nộp 120 triệu đồng để chuộc cháu về. Nghe mọi người chỉ Faebook Phong Bụi chuyên giúp đỡ các trường hợp tương tự, mình liên hệ chuyển 70 triệu đồng để cứu cháu, nhưng không ngờ một lần nữa gặp lừa đảo, là Phong Bụi giả mạo, nên mất trắng số tiền đã chuyển. May mà con trai điện về thông tin, đã tìm được công việc khác phù hợp, có thu nhập ổn định hơn, có thể gọi gặp con nên giờ cũng an tâm phần nào.

Trang thông tin chính thống của Trung tâm dịch vụ việc làm Cà Mau (Sở LĐTBXH tỉnh), nơi hỗ trợ, tư vấn người lao động việc làm trong và ngoài nước.

Liên quan đến vấn đề xuất khẩu lao động, bà Quách Thanh Thoảng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm (Sở LĐTBXH tỉnh), cho biết: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, thời gian qua đã xuất hiện nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo từ hình thức núp bóng xuất khẩu lao động, gây nhiều hoang mang cho người dân, trong đó có một số nạn nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Điều này, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lao động, cũng như người thân ngại cho con em tham gia lao động nước ngoài. Qua sự việc trên, trung tâm cũng đã tư vấn rõ, giải toả nỗi lo cho người lao động. Đồng thời, nhắn nhủ với người dân cần sáng suốt chọn đơn vị uy tín, hoặc sự hỗ trợ các ngành chức năng, đăng ký kênh chính thống để được tư vấn, hướng các chính sách ưu đãi của tỉnh khi có nguyện vọng đi lao động nước ngoài.

"Dĩ nhiên, khi xuất khẩu lao động sang nước ngoài phải trải qua một số thủ tục nhất định, thi ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, đào tạo nghề và đóng mức phí theo quy định; chứ không có chuyện miễn phí hoàn toàn như những lời chào mời hấp dẫn để rồi mắc bẫy như những sự vụ đáng tiếc xảy ra thời gian qua". Bà Thoảng cho biết thêm.

Được biết, thời gian qua, tỉnh Cà Mau cũng có nhiều chính sách đãi ngộ, khuyến khích lao động tham gia lao động theo hợp đồng ở nước ngoài. Cụ thể là Đề án đưa lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2022-2025, từ đó đến nay đã có trên 1.000 trường được giới thiệu làm việc tại nước ngoài, đúng nguyện vọng, công việc, với thu nhập ổn định. Riêng năm 2023, kế hoạch sẽ đưa 400 lao động sang nước ngoài làm việc, ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.


Thượng tá Nguyễn Chí Quảng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Cà Mau, cho biết: Thời gian qua, Công an tỉnh Cà Mau phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết chính sách pháp luật về phòng, chống mua bán người; các phương thức, thủ đoạn mới, nhất là các thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi mua bán người cho người dân; nâng cao ý thức phòng ngừa, không để các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo, tổ chức xuất cảnh trái phép ra nước ngoài.

Đồng thời, khuyến cao người dân tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm mua bán người; tự nâng cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn hoạt động của các đối tượng mua bán người; kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi dụ dỗ, lừa gạt, giới thiệu việc làm với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”, mai mối lấy chồng nước ngoài, đưa người ra nước ngoài trái phép, và các hành vi có liên quan qua hộp thư tố giác tội phạm, số điện thoại đường dây nóng của Trang thông tin điện tử Công an tỉnh.

Các gia đình có con em đang ở độ tuổi vị thành niên cần chú ý quản lý việc sử dụng công nghệ thông tin; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để quản lý, nắm được các mối quan hệ bạn bè để có sự giáo dục, quản lý, phòng tránh bị các đối tượng mua bán người lợi dụng, lừa gạt, dụ dỗ…


 

Loan Phương

 

Nhà nghỉ theo giờ - Tiềm ẩn nguy cơ tệ nạn xã hội

Khách sạn, nhà nghỉ luôn là dịch vụ hút khách, bởi đáp ứng nhu cầu lưu trú thiết yếu của người dân, cũng như du khách từ nơi khác tới địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, vì lợi nhuận, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ này đã và đang chuyển đổi hình thức kinh doanh bằng cách cho thuê theo giờ. Theo đó, chỉ với vài chục ngàn đồng tiền thuê phòng theo giờ, một số tệ nạn xã hội có thể “núp bóng”, “ẩn mình” khá an toàn sau các dịch vụ này. Bởi nguyên nhân duy nhất là vấn đề chế tài, quản lý đối với việc lưu trú như thế này còn khá lỏng lẻo.

Phát hiện lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc

Chiều 20/6, ông Huỳnh Vũ Phong, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, cho biết, bằng biện pháp nghiệp vụ, đơn vị đã phát hiện và tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc của một cơ sở kinh doanh trên địa bàn Phường 8, TP Cà Mau.

Bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý

Chiều 20/6, Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng Cà Mau), cho biết, đơn vị đang hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ xử lý đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý theo quy định của pháp luật.

Bị phạt 100 triệu đồng vì tàu không gắn thiết bị giám sát hành trình

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp với lỗi vi phạm tàu cá không gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

Hướng đến xã, phường, thị trấn không ma tuý

Tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Cà Mau từng lúc, từng nơi còn nhiều phức tạp. Theo báo cáo của ngành chuyên môn, 6 tháng đầu năm, đã khởi tố 112 vụ, 152 bị can (nhiều hơn 10 vụ, nhiều hơn 25 bị can so với cùng kỳ); chủ yếu là tàng trữ trái phép chất ma tuý, chiếm 84% (94 vụ, 112 bị can). Ðối tượng phạm tội trong độ tuổi thanh thiếu niên chiếm 63%; nghiện ma tuý chiếm 60%. Vi phạm về ma tuý, đã xử phạt 840 vụ, 951 đối tượng, với số tiền trên 1,3 tỷ đồng (nhiều hơn 468 vụ, nhiều hơn 486 đối tượng).

Hoạt động xuất bản chuyển biến tích cực 

Những năm qua, hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh Cà Mau từng bước ổn định và đi vào nền nếp. Song, hoạt động này vẫn có những bất cập như: xuất bản phẩm in sao lậu, vi phạm bản quyền, không rõ nguồn gốc xuất xứ… ảnh hưởng tiêu cực đến tính giáo dục thẩm mỹ, văn hoá xã hội.

Nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản

Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc, hướng tới sử dụng thực phẩm an toàn, thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thuộc Sở Y tế) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

Tạo điều kiện cho người nghiện ma tuý tái hoà nhập cộng đồng

Chiều 5/6, Cơ sở cai nghiện ma tuý (Ấp 1, xã Khánh An, huyện U Minh) phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Việt - Hàn khai giảng lớp điện lạnh cho 35 học viên đang cai nghiện tại cơ sở.

Khen thưởng cho 1 tập thể và 6 cá nhân có thành tích triệt phá vụ trộm tại các trụ tua bin điện gió

Thừa uỷ quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, ngày 5/6, Đại tá Phạm Minh Luỹ, Phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong điều tra khám phá nhóm đối tượng chuyên trộm dây tiếp địa tại các trụ tua bin điện gió thuộc Dự án điện gió Cà Mau 1A, đặt tại địa bàn huyện Đầm Dơi.

Sớm có chế tài trong quản lý thuốc lá điện tử

Hiện nay, tình trạng người sử dụng thuốc lá điện tử (TLÐT) đang có chiều hướng gia tăng từng ngày, nhất là giới trẻ. Việc chưa quản lý chặt mặt hàng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng người sử dụng. Bên cạnh đó, các mối nguy hại từ các loại độc tố có trong TLÐT cũng là vấn đề đáng quan ngại, nó đã và đang bào mòn sức khoẻ người sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện từ việc pha trộn các chất cấm vào dung dịch TLÐT.