ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 06:50:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trao yêu thương bằng điều giản đơn

Báo Cà Mau Những người cùng chí hướng làm điều tốt đẹp cho xã hội đã chung tay tạo ra quán ăn 1 ngàn đồng để giúp người lao động chân tay, người có hoàn cảnh khó khăn vơi bớt phần nào gánh nặng cuộc sống.

Quán ăn 1 ngàn đồng được khai trương vào ngày 14/2/2025, tại đường Nguyễn Ngọc Sanh, Phường 6, TP Cà Mau, đến nay đã hơn 1 tuần hoạt động. Những ngày đầu tiên chỉ có khoảng 5-10 người đến ăn. Các thành viên của quán đã đăng bài trên mạng xã hội để thu hút nhiều người biết đến địa chỉ này. Song song đó, một số anh em Tiktoker tại Cà Mau cũng hỗ trợ giới thiệu về quán ăn. Rồi người dân truyền miệng nhau, lan toả ý nghĩa của quán ăn nên số lượng người đến nhiều hơn. Ðến nay, mỗi ngày có 50-60 người đến quán. Ða phần họ là những người lao động có thu nhập thấp như: bảo vệ, bán vé số, nhặt ve chai... Mì, miến, phở gói, trứng, rau ăn kèm được chuẩn bị tại quầy, người dùng chỉ cần nấu nước sôi bằng ấm siêu tốc được đặt sẵn ở đây và tự chế biến. Với những người lao động, bữa ăn thế này đã là ngon lành và tiếp sức cho họ trong chuỗi ngày vất vả mưu sinh.

Quán ăn 1 ngàn đồng khá nhỏ nhưng sạch sẽ, gọn gàng.

Quán ăn 1 ngàn đồng khá nhỏ nhưng sạch sẽ, gọn gàng.

Anh Trương Minh Ðương, ngụ Phường 6, TP Cà Mau, thành viên nhóm quản lý quán, cho biết: “Ở Cà Mau, đội thiện nguyện của tôi đã thành lập từ lâu. Tôi tham gia đội khoảng 3 năm nay. Những anh em cộng tác trước đều từ 7 năm trở lên. Chúng tôi giúp đỡ những bệnh nhân khó khăn, hỗ trợ xây cầu, xây nhà... Gần đây là mở quán ăn 1 ngàn đồng, hỗ trợ rất thiết thực cho bà con lao động. Nhiều người chia sẻ rằng, họ đi bán vé số một ngày lời chỉ hơn 100 ngàn đồng, có khi đói bụng nhưng ráng nhịn, không dám ăn, bởi giá 1 tô phở, 1 dĩa cơm cũng từ 25 ngàn đồng trở lên, cứ tính 3 bữa cơm nhân lên thì coi như hết luôn tiền lời của một ngày. Thật ra số tiền 1 ngàn đồng bỏ vào thùng tiền sau khi ăn chỉ là để bà con đỡ ngại, không bỏ cũng không sao. Có nhiều mạnh thường quân vào ăn để ủng hộ số tiền nhiều hơn trên tinh thần giúp đỡ, tương trợ, giúp quán ăn có thêm nguồn kinh phí duy trì lâu dài".

Cứ chiều đến, quán ăn 1 ngàn đồng lại tấp nập. Người đến trước cố gắng ăn thật nhanh để nhường chỗ cho người đến sau vì không gian quán nhỏ, không thể chứa quá đông người cùng lúc. Những người lao động chưa kịp lau vội giọt mồ hôi lăn trên trán đã hồ hởi lấy mì, nấu nước... để tự chuẩn bị một bữa ăn no lòng trước khi tiếp tục công việc mưu sinh.

Các em nhỏ cũng được ba mẹ đưa đến ăn để ủng hộ quán bằng tiền tiết kiệm của mình.

Các em nhỏ cũng được ba mẹ đưa đến ăn để ủng hộ quán bằng tiền tiết kiệm của mình.

Ông Hứa Văn Quý, Khóm 6, Phường 2, TP Cà Mau, làm bảo vệ tại một nhà hàng, chia sẻ: “Lương tôi mỗi tháng chỉ 5 triệu đồng, nhưng phải nuôi vợ con nên chi phí sinh hoạt khá nặng. Tôi ăn uống tiết kiệm lắm nhưng cũng thiếu trước hụt sau. Từ ngày có quán ăn 1 ngàn đồng này, tôi thấy vui vì bữa nào cũng được ăn no, ăn ngon. Vợ tôi đi bán vé số về cũng ghé qua ăn. Chúng tôi đỡ phần nào tiền ăn, tiết kiệm thêm để lo cho các con”.

Bên cạnh người lao động nghèo, nhiều người dân cũng chở con em đến dùng, thậm chí học sinh, sinh viên cũng đến quán ăn và hầu như tất cả họ đều bỏ vào thùng một số tiền để chung tay duy trì quán ăn, phần nào hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Em Trần Vĩnh Khiêm, học sinh lớp 9A, Trường THCS Võ Thị Sáu (Phường 6, TP Cà Mau), cho biết: “Thấy trên TikTok có đăng giới thiệu quán, em rủ bạn bè đến đây ăn. Chúng em ăn xong đều bỏ 20 ngàn đồng vào thùng, có bạn khá hơn thì bỏ nhiều hơn, bởi vì chúng em muốn giúp đỡ các cô chú, anh chị đi bán vé số, làm thợ hồ... cuộc sống còn khó khăn”.

Chị Hà Duyên, ngụ Phường 5, TP Cà Mau, thành viên nhóm quản lý quán, chia sẻ: “Ban đầu mới thành lập quán ăn 1 ngàn đồng, chúng tôi vận động các mạnh thường quân từng ủng hộ chúng tôi trong các chương trình hoạt động thiện nguyện. Mỗi người cho một ít, chúng tôi cũng có được vài triệu đồng lo bước đầu. Khi chương trình lan toả, bà con đến đông hơn và mỗi ngày chúng tôi nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ người dân. Có người cho mì, người cho trứng, người cho xúc xích, người cho giá đỗ... Tôi nhớ có ngày tôi nhận được 230 trứng, 5 thùng mì, 1 thùng xúc xích... dư dả cho một ngày hoạt động của quán. Thậm chí, có những em sinh viên cũng chở mì đến ủng hộ”.

Những người lao động khó khăn đến quán đều đặn.

Những người lao động khó khăn đến quán đều đặn.

Về cách quản lý quán, nhóm quản lý đầu vào và đầu ra. Các vật phẩm như mì, trứng, giá... nhóm sẽ tổng kết số lượng từng ngày và sắp xếp vào nơi quy định. Còn về tiền, khi mạnh thường quân ăn và bỏ vào thùng, số tiền này sẽ được nhóm tổng kết vào cuối ngày và ghi chép cẩn thận. Họ sẽ xem quán thiếu gì để bổ sung kịp thời. Nhóm đều có báo cáo hẳn hoi về nguồn tiền được ủng hộ để minh bạch với người có tâm giúp đỡ.

Anh Trương Minh Ðương cho biết: “Chúng tôi có 10 người, mọi người luân phiên nhau ra quản lý quán ăn. Với người mới còn ngại thì mình hướng dẫn cho họ nấu và bỏ rác đúng chỗ. Ai nấy đều có ý thức ăn uống thật nhanh để nhường chỗ cho người khác. Chúng tôi chỉ cho ăn tại chỗ, không cho mang về. Thành phần trục lợi hầu như không có”.

Từ nguồn tiền mạnh thường quân thân quen ban đầu hỗ trợ, đến nay, quán ăn 1 ngàn đồng đã chào đón thêm rất nhiều tấm lòng thiện nguyện đáng trân quý. Họ là những người bình thường trong cuộc sống nhưng chung tấm lòng yêu thương và sẻ chia. Người có tiền góp tiền, người có thực phẩm góp thực phẩm... Cứ như thế, quán ăn 1 ngàn đồng được duy trì và là địa chỉ ăn uống uy tín cho người lao động nghèo.

Mỗi người rời khỏi quán ăn 1 ngàn đồng đều có niềm vui. Người lao động có được bữa ăn no và thêm động lực trong chuỗi ngày mưu sinh cực nhọc. Người dân, học sinh, sinh viên... có được nơi trao gửi lòng tốt cho đời. Có lẽ hạnh phúc hơn cả là những thành viên đã chung tay tạo nên quán ăn 1 ngàn đồng ấm áp mỗi ngày để trao yêu thương bằng điều giản đơn trong cuộc sống lắm bộn bề, lo toan./.

 

Lam Khánh

 

Khởi công xây dựng cầu Phước Quang tại Ấp 5, xã Khánh Bình

Sáng 12/7, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp cùng xã Khánh Bình và đơn vị tài trợ tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu giao thông nông thôn tại Ấp 5, mang tên cầu Phước Quang.

Hỗ trợ gia đình thiếu niên gặp nạn khi đánh bắt thủy sản

Sáng 13/7, Đoàn công tác của UBND xã Khánh Lâm do ông Phạm Văn Tú, Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình em Dương Văn Giang (17 tuổi, ngụ Ấp 8, xã Khánh Lâm), nạn nhân không may tử vong do tai nạn lao động trên biển xảy ra vào ngày 12/7.

Vận động trao 76 xe đạp cho học sinh nghèo

Sáng nay 12/7, tại xã Hồ Thị Kỷ, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp cùng Công ty Hoàng Long - Công ty Hoàn Vũ tặng xe đạp cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, tổng giá trị 100 triệu đồng.

Bị tai nạn đa chấn thương nghiêm trọng, một Bí thư Chi đoàn ấp đang rất cần sự giúp đỡ

Đang lưu thông trên đường nông thôn, Trương Tấn Đạt (29 tuổi, Bí thư Chi đoàn ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) không may bị sụp cống dẫn đến đa chấn thương nghiêm trọng.

Trao đi những tấm lòng nhân ái

​Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Ban Giám hiệu, phụ huynh cùng các mạnh thường quân Trường tiểu học Phùng Ngọc Liêm (TP. Bạc Liêu) vừa tổ chức thăm hỏi, động viên và trao số tiền hỗ trợ hơn 284 triệu đồng cho ông Nguyễn Kim Phát - nhân viên bảo vệ trường không may mắc bệnh ung thư gan, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ảnh).

Xót lòng trước gia cảnh khốn cùng của anh Lê Văn Phê

​Chăm chỉ lao động, sống hiền hòa, thế nhưng tai ương liên tục ập đến khiến gia đình nhỏ của anh Lê văn Phê (39 tuổi, ngụ ấp Nhà Lầu 2, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân) rơi vào cảnh khốn cùng.

Lan tỏa những điều tử tế

​Những tờ lịch của năm 2020 sắp hết, tết Dương lịch 2021 sắp chạm ngõ. Khép lại những bộn bề công việc, người làm báo Báo Bạc Liêu có dịp điểm lại các hoạt động trong năm của Nhịp cầu nhân ái với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, không ngừng lan tỏa yêu thương.

Em Thạch Minh Thiên: Cần sự trợ sức để chữa căn bệnh hiểm nghèo

​Em Thạch Minh Thiên là con út trong gia đình Khmer nghèo ở ấp Mỹ Tường I (xã Hưng Phú, huyện Phước Long). Sống trong cảnh thiếu thốn vật chất ngay từ tấm bé nhưng 12 năm liền Thiên đều nỗ lực để đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, em đạt 24,4 điểm và đang chờ kết quả của Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Khát khao có ngôi nhà lành lặn che chắn 4 con thơ

Cuộc sống nghèo khó nên vợ chồng chị Lê Thị Kiều Tiên - Lê Quang Vinh (ngụ ấp 1, xã An Trạch A, huyện Đông Hải) phải gửi đứa con trai đầu lòng chưa tròn thôi nôi nhờ ông bà nội chăm sóc để lên Bình Dương làm thuê kiếm sống. Nơi xứ người, làm lụng cực nhọc, chắt bóp lắm cũng chỉ tạm đủ sống qua ngày. Khi biết mình có bầu lần thứ hai với 3 thai nhi cùng lúc, chị Tiên và chồng trở về quê nhà sinh sống.

Cảnh khổ của cụ bà gánh gồng 3 người thân bị bệnh

Bốn giờ sáng, không gian ở Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu còn tĩnh lặng, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (67 tuổi, ấp Thông Lưu B, thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi) đã đi xin cháo từ thiện cho con trai út đang điều trị bệnh ở đây, rồi đi bán vé số.