ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 07:04:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Triều cường đe doạ hệ thống giao thông nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Kể từ tháng 10, đều đặn mỗi tháng triều cường các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước xuất hiện 2 lần, không chỉ làm cho hệ thống lộ giao thông nông thôn (GTNT) đứng trước nguy cơ bị hư hỏng, xuống cấp do nước sông dâng cao, mà còn gây bất lợi cho người dân đi lại và các em học sinh đến trường.

Theo quy luật, cứ vào tháng 10 âm lịch là triều cường xuất hiện làm cho mực nước trên các tuyến sông dâng cao và kéo dài đến cuối năm. Nhưng điều đáng quan tâm nhất là hiện nay chỉ mới cuối tháng 10 âm lịch, mà mực nước sông từ bằng hoặc cao hơn đỉnh điểm triều cường năm 2017, làm nhiều tuyến lộ bê tông trên địa bàn huyện bị ngập nước.

Phá huỷ lộ bê-tông

Theo thống kê của các địa phương, khi triều cường xuất hiện nước sông dâng cao làm cho một số đoạn lộ bê tông trũng thấp đều bị ngập nước. Trong đó, xã Tân Hưng Đông có 7 tuyến kênh thuộc 6 ấp thường xuyên bị ngập nước do nước sông dâng cao làm ảnh hưởng hơn 300 ha đất nuôi thuỷ sản và hàng trăm mét lộ bê tông ở nông thôn bị chìm trong nước.

Ngoài ra, các địa phương khác trên địa bàn huyện Cái Nước cũng trong tình trạng tương tự, nhưng nghiêm trọng nhất là xã Tân Hưng có đến 5 tuyến lộ bê tông thường xuyên bị ảnh hưởng, với tổng chiều dài khoảng 10 km do nước sông dâng cao, tập trung nhiều nhất ấp Tân Trung, Tân Hiệp, Tân Biên và Cái Giếng. Đây là những tuyến lộ bê-tông được đầu tư xây dựng cách nay khá lâu, nền đất đen trũng thấp, có những đoạn nước ngập lên đến hơn 20 cm, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân và các em học sinh đến trường.

Triều cường dâng cao làm nền đất đen mềm yếu, lộ bê tông dễ bị sụp lún.

Không chỉ người dân bức xúc mà chính quyền địa phương cũng lo lắng, bởi một khi hệ thống lộ bê-tông bị ngập nước kéo dài sẽ làm cho nền đất đen mềm yếu, các phương tiện xe 2 bánh lưu thông qua lại sẽ làm cho lộ sụp lún. Mặt khác, khi nước mặn ngấm vào phần lộ bê tông còn làm cho vỉ sắt bên trong nhanh chóng gỉ sét, nhanh chóng hư hỏng, khi ấy rất khó duy tu, sửa chữa.

Tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông

Nước sông dâng cao còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cho người điều khiển phương tiện xe 2 bánh khi tham gia giao thông.

Ông Đỗ Văn Hoá, ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Đông, cho biết, mỗi khi triều cường xuất hiện, nước sông dâng cao làm cho một số đoạn lộ bê tông ấp chìm sâu trong nước. Nhưng do bức xúc nhu cầu đi lại nên người tham gia giao thông bằng xe 2 bánh phải liều mình băng qua những đoạn lộ ngập nước. Có không ít trường hợp xảy ra tai nạn té ngã ngay trên đoạn đường nước ngập, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng gây trầy xước, sưng tấy. Giờ đây khi điều khiển phương tiện qua những đoạn đường bị nước ngập, người dân rất lo xảy ra tai nạn.

Ông Đỗ Văn Hoá, ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Đông luôn lo sợ xảy ra tai nạn giao thông mỗi khi lưu thông qua những đoạn đường bị ngập nước do triều cường.

Anh Quách Công Luận, ấp Ngọc Hườn, thị trấn Cái Nước, hành nghề thu mua cua của bà con nông dân, phải thường xuyên đi lại bằng phương tiện xe 2 bánh khắp các vùng nông thôn, cũng không khỏi lo sợ xảy ra tai nạn giao thông do ảnh hưởng triều cường. "Khi nước sông dâng cao, ngập lộ làm cho xe thường xuyên bị chết máy, còn khi triều cường hạ thấp để lại một lượng phù sa trên bề mặt lộ, làm cho mặt đường rất trơn trượt, xe máy có thể rơi xuống sông bất cứ lúc nào và hậu quả sẽ rất khó lường", anh Luận cho biết.

Rõ ràng, biến đổi khí hậu làm triều cường nước sông dâng cao, không chỉ gây hư hỏng hệ thống lộ GTNT, mà còn tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông cho người dân trên địa bàn. Nhưng hiện nay chính quyền địa phương chưa có giải pháp hữu hiệu phòng chống triều cường, dẫn đến hệ thống lộ GTNT đứng trước nguy cơ xuống cấp và rất khó duy tu sửa chữa. Do đó, bảo vệ các công trình lộ bê tông là việc cấp thiết, nhất là những công trình chuẩn bị đầu tư xây dựng nền đất đen phải vững chắc và đảm bảo độ cao không bị nước ngập khi triều cường, nước sông dâng cao./.

Việt Tiến

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.