ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 05:57:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Báo Cà Mau Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Cà Mau là tỉnh có địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Do đó, sản xuất nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro, thiệt hại vào mùa mưa bão. Ðợt mưa dầm những ngày qua đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu, nhất là phần diện tích mới xuống giống trong đợt 2.

Ông Trần Văn Triều (Ấp 4, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) cho biết: "Lúa của gia đình vừa gieo sạ thì gặp mưa, ruộng ngập nên lúa bị nổi rất nhiều. Dù đã lường trước và đã tăng lượng giống nhưng do lúa bị nổi nên còn thưa thớt, lởm chởm, nhiều nơi không còn lúa".

Một số hộ dân xã Khánh Bình chủ động thuê cơ giới tiếp tục gia cố bờ bao khuôn hộ nhằm bảo vệ sản xuất.Một số hộ dân xã Khánh Bình chủ động thuê cơ giới tiếp tục gia cố bờ bao khuôn hộ nhằm bảo vệ sản xuất.

Theo lịch thời vụ, lúa hè thu được khuyến cáo xuống giống đợt 1 bắt đầu từ ngày 20/4-10/5 trước khi mùa mưa thực sự bắt đầu, để thu hoạch vào thời điểm từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9. Ðợt 2 từ ngày 10/5-20/6, để thu hoạch thời điểm từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10. Vụ lúa hè thu không chỉ chịu tác động thời tiết lúc gieo sạ mà giai đoạn thu hoạch cũng vào đúng cao điểm mùa mưa (tháng 9, tháng 10).

Ðã từng chứng kiến gần 3 ha lúa hè thu của gia đình đang trong giai đoạn đẻ nhánh bị thiệt hại do ngập úng cục bộ và lúa đến giai đoạn thu hoạch nhưng lại bị chìm trong nước chỉ trong vài ngày; ông Nguyễn Văn Cưng (Ấp 5, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời), chia sẻ, do nơi đây là vùng trũng nên sản xuất vụ lúa hè thu thường gặp nhiều rủi ro, năng suất thấp, chi phí nhiều, vì vậy hiệu quả không cao, thậm chí thua lỗ. Do đó, một số bà con nơi đây chấp nhận bỏ ruộng, không sản xuất vụ này.

Mặc dù đã lường trước, thế nhưng thời tiết quá thất thường nên thiệt hại là khó tránh khỏi. Nhất là giai đoạn lúa chín, nếu gặp đợt mưa lớn kèm theo gió mạnh sẽ khiến lúa bị đổ sập, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Theo ông Nguyễn Văn Ðiểm (Ấp 5, xã Khánh Bình Ðông), cho biết, gia đình cũng chuẩn bị đầy đủ máy bơm phòng khi mưa lớn. Tuy nhiên, có khi bơm được, cũng có lúc bơm không được, do bờ bao, thậm chí cả lộ giao thông đều bị ngập.

Ðể tránh tình trạng ngập úng cục bộ, hiện nay hệ thống cống ngăn mặn, tiêu úng xổ phèn trên tuyến Tắc Thủ - Sông Ðốc và cả một số cống trên tuyến đê biển Tây đã được mở để tháo nước ra biển. Tuy nhiên, theo người dân nơi đây, do nước bên ngoài cũng khá cao nên dù đã tháo cống nhưng lượng nước rút không nhiều.

Hệ thống cống dọc tuyến Tắc Thủ - Sông Đốc đã được mở để tháo nước, hạn chế ngập úng trước tình trạng mưa kéo dài thời gian qua.Hệ thống cống dọc tuyến Tắc Thủ - Sông Đốc đã được mở để tháo nước, hạn chế ngập úng trước tình trạng mưa kéo dài thời gian qua.

Không chỉ có diện tích lúa hè thu mà trên địa bàn tỉnh còn có diện tích hoa màu, cây ăn trái, rừng, nhất là diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi bước vào mùa mưa bão. Ðể chủ động bảo vệ sản xuất, nhiều người dân đã thuê cơ giới gia cố bờ bao vùng nuôi thuỷ sản.

“Hiện bờ bao cao hơn mực nước gần 1 m nhưng gia đình vẫn tiếp tục cho gia cố thêm, phòng khi mưa lớn và triều cường dâng cao vào những tháng cuối năm”, ông Trần Văn Ðấu (ấp Phạm Kiệt, xã Khánh Bình) chia sẻ.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến ngày 13/6, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa, lượng mưa phổ biến từ 30-150 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm, khả năng có thể xuất hiện mưa lớn cục bộ.

Ðể chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, nhiều giải pháp đã được triển khai. Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi: “Công tác kiểm tra, rà soát các công trình cống, đê điều xung yếu và các công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai được tiến hành thường xuyên, liên tục”.


Ngay từ đầu năm, các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh được xây dựng và triển khai. Các phương án được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung xác định khu vực, đối tượng dễ bị tổn thương với nhiều kịch bản dựa vào lịch sử thiên tai đã từng xảy ra và có tính đến yếu tố bất thường. Ðể đảm bảo tính hiệu quả, trong phương án đã phân chia nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế, địa phương, đơn vị theo phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng” và sẵn sàng nguồn lực để triển khai.


Nguyễn Phú

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau tại văn bản chỉ đạo số 4474/UBND-NNXD ngày 30/5/2025.  

Chủ động trước mùa mưa bão

Với phương châm hiệu quả, sát với tình hình thực tế trong từng tình huống, các ngành và chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão năm nay.