ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 15-1-25 20:48:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cuộc sống bấp bênh theo từng chuyến biển

Báo Cà Mau Cái Đôi Vàm, thị trấn nhỏ ven biển của huyện Phú Tân, là nơi mà cuộc sống người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ, gắn chặt với biển cả. Không chỉ đảm đương vai trò làm mẹ, làm vợ mà các chị còn phải mưu sinh, nhưng thu nhập bấp bênh theo từng chuyến biển.

Chị Thạch Thị Bé Ba, Khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm, là một trong những ví dụ tiêu biểu về cuộc sống chật vật nơi đây. Gia đình chị không có đất sản xuất, phải nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước để có một căn nhà nhỏ làm nơi trú ngụ. Hai vợ chồng và bốn người con sống dựa vào công việc làm thuê. Chị Bé Ba làm nghề ráp câu, kiếm được khoảng 180 ngàn đồng/ngày, nhưng công việc này không thường xuyên. Vào mùa ruốc, chị đi phơi ruốc, lựa tôm, cá mỗi khi ghe cặp bờ. Chồng chị thì lênh đênh ngoài biển khơi với công việc đi ghe câu. Mùa mưa bão, khi biển động, anh lại chuyển sang đi rừng bắt ốc len.

Do không có đất sản xuất, chị Thạch Thị Bé Ba phải làm thuê sống qua ngày nhưng thu nhập rất bấp bênh.

Chị Bé Ba chia sẻ: "Cuộc sống bấp bênh, mỗi ngày chỉ kiếm được vài trăm ngàn, đủ để nuôi sống gia đình. Nhưng dù khó khăn đến đâu, mình cũng không bỏ cuộc, phải bám biển mà sống".

Theo lời chị Võ Cẩm Hằng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Đôi Vàm, Khóm 5 có đến 53 hộ người dân tộc thiểu số, chủ yếu sống bằng nghề làm thuê, làm mướn, đi rừng bắt ốc hay lựa cá. Đời sống của phụ nữ nơi đây phụ thuộc nhiều vào nghề biển và công việc lao động chân tay nặng nhọc.

"Một ngày chị em làm công việc như phơi ruốc hay lựa cá có thể kiếm được khoảng 150 ngàn đồng, nếu làm từ sáng đến tối thì thu nhập có thể lên đến 400 ngàn đồng", chị Hằng chia sẻ. Tuy vậy, công việc vẫn rất bấp bênh, phụ thuộc vào mùa vụ.

Chị em ở đây cũng đã từng tham gia vào các tổ làm khô nhưng vì nhiều lý do các tổ này không duy trì được. Mặc dù đã có nhiều cuộc tuyên truyền và tập huấn từ các dự án như Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024, nhưng chị em vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ đầu tư lâu dài và bền vững.

Ông Trần Hoàng Đảm, Trưởng Khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết: “Khóm hiện có 407 hộ, trong đó có 53 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn khóm còn 8 hộ nghèo và 27 hộ cận nghèo, trong đó 4 hộ dân tộc nghèo và 3 hộ dân tộc cận nghèo. Trước đây, số hộ nghèo và cận nghèo trong khóm rất nhiều, nhưng nhờ sự hỗ trợ từ Nhà nước về việc xây nhà và khuyến khích làm ăn, nhiều hộ dân đã dần ổn định hơn về cuộc sống”.

Chẳng hạn như trường hợp của chị Kim Thị Hiền, sống bằng nghề buôn bán và chăn nuôi gà, vịt. Chị Hiền có hai người con, trong đó, người con lớn đã đi xuất khẩu lao động, con nhỏ đang học lớp 8. Dù cuộc sống cũng còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự cố gắng và chăm chỉ, chị Hiền đã tạo điều kiện để con cái học hành, phát triển tương lai”.

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Cái Đôi Vàm Võ Cẩm Hằng (thứ 2 từ trái sang) cùng Trưởng Khóm 5 Trần Hoàng Đảm (bìa trái) thăm hỏi cuộc sống gia đình chị Kim Thị Hiền những ngày mưa bão.

Dù đã có nhiều nỗ lực, phụ nữ thị trấn Cái Đôi Vàm, đặc biệt là ở Khóm 5, nơi có nhiều hộ đồng bào dân tộc sinh sống vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc mưu sinh. Những người phụ nữ nơi đây không chỉ cần sự hỗ trợ về vật chất mà còn cần thêm các chương trình tập huấn, phát triển nghề nghiệp bền vững hơn.

Hồng Phượng

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Tỉnh đoàn trao quà tết công nhân trên công trình cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Chiều nay (13/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức đoàn đến thăm, trao suất quà tết và 15 bao lì xì cho lực lượng công nhân thuộc Công ty Cổ phần Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang thi công trên công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua huyện Thới Bình.

Tết ấm cho người có công

Trong năm qua, huyện U Minh huy động mọi nguồn lực xã hội để chăm lo người có công, thân nhân thờ cúng liệt sĩ, gia đình chính sách. Chương trình hỗ trợ nhà ở cho những đối tượng này nhân đôi niềm vui khi Tết đang gần kề.

Nét đẹp truyền thống Việt

Mừng thọ, chúc thọ các bậc cao niên từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về. Ðây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; xã hội thể hiện sự tôn kính đối với những “cây cao bóng cả”; đồng thời, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ về sự hiếu kính đối với đấng sinh thành.

Người truyền cảm hứng

Tốt nghiệp THPT năm 2008, cậu học trò Nguyễn Quốc Toản đăng ký thi vào Trường Ðại học Sư phạm Cửu Long, chuyên ngành Công nghệ thông tin. Năm 2011, tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, thầy được Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện U Minh phân công giảng dạy tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh. Ðến năm 2014, thầy chuyển về Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, huyện U Minh cho đến nay.

Chung một tấm lòng san sẻ yêu thương

Sáng 12/1, Hội Từ thiện tỉnh Cà Mau tổng kết hoạt động năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Không để ngộ độc thực phẩm

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các loại sản phẩm sử dụng nhiều dịp Tết. Ðể đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở đã gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Do vậy, để bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết, Ðoàn Kiểm tra liên ngành tỉnh đã bắt đầu tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về vấn đề ATTP, nhằm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm dịp Tết.

Xuân ấm áp cho người dân Đất Mũi

Tiếp tục chuỗi chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh, chiều ngày 11/1, chương trình tiếp tục mang hơi ấm mùa xuân đến với người dân tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, với nhiều hoạt động vui xuân, cùng những phần quà ý nghĩa.

Sacombank Chi nhánh Cà Mau trao 550 phần quà “Ấm tình mùa xuân”

Hoạt động này là một phần trong chiến dịch “Ấm tình mùa xuân” lần thứ 22, diễn ra từ ngày 6-19/1, với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, hướng đến các hộ nghèo và gia đình gặp khó khăn trên toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh, thành phố khu vực miền Tây Nam Bộ.

Ðô thị văn minh nơi cửa biển

"Thị trấn Sông Ðốc đã hoàn thành 9 tiêu chí, 52/52 nội dung đô thị văn minh (ÐTVM) và trở thành đô thị thứ 2 của huyện Trần Văn Thời chính thức được công nhận ÐTVM. Ðây là kết quả từ sự quan tâm của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân trên địa bàn thị trấn”, ông Võ Quốc Thống, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn Sông Ðốc, phấn khởi chia sẻ.