ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 01:57:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Báo Cà Mau Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn huyện Cái Nước, năm 2023, trên địa bàn huyện có đến 109 căn nhà thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy, trong đó có 14 căn nhà bị sập hoàn toàn và số còn lại bị tốc mái, ước tính thiệt hại lên đến hơn 800 triệu đồng. Ðến năm 2024, chỉ có 34 căn nhà bị ảnh hưởng do mưa dông, lốc xoáy, trong đó có 9 căn nhà bị sập hoàn toàn và 25 căn tốc mái, ước tính thiệt hại hơn 450 triệu đồng. So với năm 2023, số nhà bị thiệt hại do thiên tai giảm 75 căn và giảm thiệt hại về tài sản hơn 350 triệu đồng. Riêng từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn huyện có 7 căn nhà bị sập và tốc mái, ước tính thiệt hại khoảng 20 triệu đồng.

Hiện trường một vụ lốc xoáy làm sập nhà dân, tại ấp Lợi Ðông, xã Hoà Mỹ năm 2024.Hiện trường một vụ lốc xoáy làm sập nhà dân, tại ấp Lợi Ðông, xã Hoà Mỹ năm 2024.

Ðiều đáng chú ý, hầu hết mưa dông, lốc xoáy ảnh hưởng đến các căn nhà chủ yếu xảy ra vào đầu mùa mưa và trở thành quy luật. Vì vậy, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền về công tác PCTT đến chi bộ ấp, khóm và quán triệt trong cán bộ, đảng viên, từ đó phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân về PCTT, bảo vệ nhà ở trong những tháng mùa mưa.

Ông Lâm Văn Hùng, Bí thư Chi bộ ấp Tân Ánh, xã Phú Hưng, cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa bão, chi bộ thường xuyên quán triệt công tác PCTT và thông qua các hội, đoàn thể trong ấp tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng chống. Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn ấp chưa xảy ra trường hợp nhà ở bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy”.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, nguyên Bí thư Chi bộ ấp Cái Giếng, xã Ðông Hưng, cho biết, công tác PCTT có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi thiên tai mưa dông, lốc xoáy xảy ra gây thiệt hại tài sản của người dân rất lớn và hậu quả khó lường. Vì thế, thời gian qua, hệ thống truyền thanh cơ sở tích cực tuyên truyền các biện pháp PCTT, giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống nhà ở trong những tháng mùa mưa, từ đó, nhiều năm liền trên địa bàn ấp không xảy ra thiệt hại về nhà ở do mưa dông, lốc xoáy. 

Ông Nguyễn Phương Tùng, ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Ðông, chia sẻ: “Năm 2024, xã Tân Hưng Ðông được Ban Chỉ huy PCTT, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh chọn tổ chức huấn luyện thực hành PCTT và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”, tôi có tham gia phần thực hành di dời, sơ tán người dân, nên tôi nhận thức được các biện pháp chằng, chống nhà ở, sau đó tích cực tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện làm theo, giúp căn nhà vững chắc hơn, hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng mưa dông, lốc xoáy trong những tháng đầu mùa mưa”.

Ðiều dễ dàng nhận thấy, thông qua tuyên truyền bằng nhiều hình thức, giúp người dân nâng cao hiểu biết, không còn lơ là, mà thay vào đó chủ động hơn trong công tác phòng ngừa thiên tai. Ðể công tác PCTT năm 2025 tiếp tục phát huy hiệu quả, Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức, giúp người dân không ngừng nâng cao hiểu biết, chủ động chằng, chống những căn nhà không đảm bảo vững chắc, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về nhà ở do mưa dông, lốc xoáy gây ra./.

Huỳnh Việt

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau tại văn bản chỉ đạo số 4474/UBND-NNXD ngày 30/5/2025.  

Chủ động trước mùa mưa bão

Với phương châm hiệu quả, sát với tình hình thực tế trong từng tình huống, các ngành và chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão năm nay.

Giải pháp bảo vệ lúa hè thu

Lúa gạo được xác định là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh, với diện tích gieo trồng hằng năm trên 110.000 ha và sản lượng lúa khoảng 500.000 tấn. Là 1 trong 2 mùa vụ chính, vụ lúa hè thu hằng năm toàn tỉnh gieo sạ khoảng 35.000 ha, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Tuy nhiên, đây cũng là vụ lúa phải đối diện với nhiều rủi ro từ thiên tai, nhất là tình trạng mưa lớn, kèm dông gây đổ ngã và ngập úng.