ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 00:45:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không bắt buộc phải mua vật tư ở địa điểm chỉ định mới được thanh toán

Báo Cà Mau Mới đây dư luận xuất hiện một số thông tin về việc “Chính quyền địa phương bắt buộc phải mua vật liệu xây dựng tại nơi được chỉ định” trong xây dựng nhà thuộc chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát xảy ra trên địa bàn xã Hồ Thị kỷ, huyện Thới Bình.

Hai hộ dân được cho là có liên quan là hộ chị Cao Thị Bé (chủ hộ: Hữu Tiền Anh, ấp Đường Đào) và Lê Diễm My (chủ hộ: Đỗ Quốc Trường, ấp Cây Khô). Đây là 2 trường hợp thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây nhà mới với mức hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ.

1/ Hiện trạng căn nhà của chị Lê Diễm My (ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ).Hiện trạng căn nhà của chị Lê Diễm My (ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ).

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Cà Mau, 2 trường hợp này được hỗ trợ xây nhà vào cuối năm 2024. Cùng thời gian này có thêm 35 trường hợp khác tại xã Hồ Thị Kỷ được xét duyệt và hỗ trợ từ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát.

2/ Căn nhà đã được đưa vào sử dụng vào trước Tết Nguyên đán 2025 của chị Cao Thị Bé (ấp Đường Đào).Căn nhà đã được đưa vào sử dụng vào trước Tết Nguyên đán 2025 của chị Cao Thị Bé (ấp Đường Đào).

Ông Nguyễn Trung Thuật, Chủ tịch UBND xã Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Trước khi triển khai xây dựng nhà trong chương trình “xoá nhà tạm, nhà dột nát” trước Tết Nguyên đán 2025, để cho bà con có cái tết đầm ấm và sung túc, UBND xã có đến triển khai xây dựng nhà để bàn giao kịp tiến độ. Trong khi đó, tiền chưa chuyển về quỹ Vì người nghèo của xã, nên UBND xã có triển khai hộ dân có điều kiện mua vật liệu xây dựng tại các cơ sở kinh doanh để xây dựng nhà thì tự liên hệ tìm mua, sau khi được cấp trên chuyển tiền về thì sẽ chi và quyết toán đúng quy định. Còn nếu trường hợp không có nơi để mua thiếu thì UBND xã hướng dẫn hộ dân đến cơ sở vật liệu xây dựng được UBND trao đổi và làm việc trước đó để mua trên cơ sở UBND xã đứng ra bảo lãnh “nhận nợ”, khi có tiền thì sẽ quyết toán cụ thể”.

“Qua làm việc với các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn có 2 cơ sở chấp thuận với phương án mà UBND xã đưa ra. Đồng thuận bán vật tư để người dân xây dựng nhà trước, còn tài chính sẽ giải quyết sau. Việc mua bán là giao dịch dân sự giữa người dân và doanh nghiệp, vì thế giá cả do bên mua và bên bán tự thỏa thuận”, ông Thuật cho biết thêm.

Trao đổi trực tiếp với phóng viên Báo Cà Mau, chị Cao Thị Bé (ấp Đường Đào) cho biết, chị được hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng nhà, ngoài ra từ tiền tích luỹ chỉ bỏ thêm 45 triệu đồng, nâng tổng mức xây dựng ngôi nhà là 105 triệu đồng. Trong quá trình xây dựng, từ việc mua vật tư đến hoàn công ngôi nhà hoàn toàn không có sự chỉ định bắt buộc. Sự việc được diễn tiến hoàn toàn giống như trình bày của Chủ tịch UBND xã Hồ Thị Kỷ.

3/ Một hoá đơn mua bán tại một cơ sở kinh doanh khác (ngoài địa điểm được UBND xã hướng dẫn) do bị Cao Thị Bé cung cấp để chứng minh hoàn toàn không có chuyện bắt buộc mua ở đâu.Một hoá đơn mua bán tại một cơ sở kinh doanh khác (ngoài địa điểm được UBND xã hướng dẫn) do chị Cao Thị Bé cung cấp để chứng minh hoàn toàn không có chuyện bắt buộc mua ở đâu.

Khi được PV hỏi, trong xây dựng ngôi nhà như hiện nay chị có gì không hài lòng với cách thức tổ chức, quản lý Nhà nước của chính quyền sở tại, chị Bé cho rằng: “Tôi hoàn toàn không có gì là không hài lòng, cán bộ địa phương cũng thường xuyên lui tới để giám sát. Chỉ có phần mái lợp, kẽm, trước đó tôi có tới chỗ cơ sở kinh doanh do địa phương giới thiệu, thấy giá cao hơn giá một số nơi khác (khoảng 10 ngàn đồng) nên tôi không mua”.

Theo trình bày của chị Bé, để hoàn thành ngôi nhà như hiện tại chỉ có phần cát, đá, gạch, xi măng được chị mua thiếu tại địa điểm theo hướng dẫn của địa phương. Còn một số vật tư khác đều được chị tự tìm hiểu và mua ở một số cơ sở khác. Dù mua ở địa điểm nào, tất cả số tiền đều được địa phương hỗ trợ thanh toán.

Ông Thuật cho biết, sau khi xuất hiện thông tin chính quyền địa phương bắt buộc phải mua vật liệu xây dựng tại nơi được chỉ định, chúng tôi đã thành lập đoàn công tác xác minh từng hộ. Trường hợp của chị Lê Diễm My (ấp Cây Khô) cũng tương tự. Trình bày với đoàn công tác (có biên bản ghi nhận), tại cơ sở mà chính quyền hướng dẫn đến để tham khảo mua, giá kẽm cao hơn từ 20-30 ngàn đồng. Chị My khẳng định, không có chuyện cán bộ địa phương thông báo rằng chỉ được thanh toán tiền hỗ trợ nếu mua vật liệu xây dựng tại cơ sở đã được chỉ định. Ngoài ra, qua làm việc, chị My cũng cho biết, phần cửa sau khi gia đình phát hiện hoa văn không đồng bộ, thì gia đình không có liên hệ với bên giao để xin đổi lại. Và cửa bị móp là do chị My dẫn xe vào trúng phải, chứ không phải do lỗi của nhà cung cấp.

4/ Biên bản làm việc ghi nhận xác nhận của hộ dân không có việc địa phương buộc phải mua vật liệu xây dựng tại nơi được chỉ định mới được thanh toán.Biên bản làm việc ghi nhận xác nhận của hộ dân không có việc địa phương buộc phải mua vật liệu xây dựng tại nơi được chỉ định mới được thanh toán.

Liên quan đến giá cả vật liệu xây dựng, ông T, chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn TP Cà Mau cho biết, trên lĩnh vực xây dựng, chuyện chênh lệch giá cá ở các cơ sở kinh doanh là chuyện rất bình thường. Giá cả cao thấp còn tuỳ thuộc vào quy mô cơ sở kinh doanh, nguồn cung vật tư (đầu vào), vị trí vận chuyển, nhân công vận chuyển...

“Giải pháp mà chúng tôi đưa ra trong thực hiện không ngoài việc đảm bảo tiến độ cũng như mong sớm hoàn thành ngôi nhà để người dân có một cái tết cổ truyền đầm ấm. Giải pháp tình thế nhằm mục đích thực hiện một chương trình nhân văn lại bị hiểu sai lệch, làm  dư luận hoài nghi, điều này làm tôi rất buồn”, ông Thuật trần tình.

Văn Đum

 

 

 

 

Rà soát, kiểm tra các mặt hàng sữa

Những ngày qua, thông tin 600 loại sữa giả được cơ quan chức năng phát hiện lan truyền khắp mạng xã hội, gây lo ngại, hoang mang cho người tiêu dùng. Theo đó, nhằm siết chặt quản lý mặt hàng này trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngành chức năng tỉnh đã ra quân kiểm tra các cơ sở kinh doanh sữa trên địa bàn. Ðây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được chú trọng trong “Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm” của tỉnh.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm phòng, chống ma tuý vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 29/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp UBND xã Tân Lộc, huyện Thới Bình tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống ma tuý vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025 cho 100 đại biểu là: cán bộ làm công tác dân tộc, công tác tuyên truyền ở địa phương; bí thư chi bộ ấp, trưởng ban Nhân dân ấp, trưởng ban công tác Mặt trận ấp, các chi hội, chi đoàn ấp; người có uy tín, lực lượng nòng cốt và đồng bào DTTS tại địa phương.

Liên tiếp bắt giữ tàu cá vi phạm IUU

Với tinh thần kiên quyết đấu tranh chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), từ ngày 23-27/4, lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 liên tiếp bắt giữ 3 tàu cá vi phạm IUU trên vùng biển Tây Nam.

Phát hiện nhiều phương tiện sử dụng kích điện khai thác thuỷ sản trái phép

Thiếu tá Phạm Nam Sơn, Chính trị viên Đồn Biên phòng Đất Mũi (BĐBP Cà Mau) cho biết, đơn vị đang hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu các tang vật vi phạm sử dụng kích điện để khai thác thuỷ sản trái phép.

Tiếp công dân định kỳ tháng 4

Sáng 25/4, tại trụ sở tiếp công dân tỉnh, được sự phân công của lãnh đạo UBND tỉnh, ông Nguyễn Minh Phụng, Tỉnh ủy viên, Chánh thanh tra tỉnh, chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh tháng 4 năm 2025.

Đồn Biên phòng Sông Đốc bắt giữ đối tượng giết người

Chiều 24/4, Thiếu tá Đặng Văn Điều, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Sông Đốc (BĐBP Cà Mau) cho biết, đơn vị đang hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ bàn giao đối tượng giết người trên tàu cá cho công an tiếp tục điều tra theo quy định của pháp luật.

Hơn 350 đại biểu tham dự Hội nghị triển khai văn bản quy phạm pháp luật đợt 1/2025

Sáng 24/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai văn bản quy phạm pháp luật đợt 1/2025. Hội nghị được tổ chức với hình thức trực tiếp tại điểm cầu tỉnh và trực tuyến tại điểm cầu các huyện, thành phố Cà Mau, với sự tham dự của hơn 350 đại biểu.

Ðẩy mạnh trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 25/2/2025 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật (NKT) thuộc diện được TGPL trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025, với các hoạt động rõ ràng và có trọng tâm, trọng điểm.

Chuyển biến mới trong quản lý cai nghiện

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, Công an tỉnh chính thức tiếp nhận chức năng quản lý Nhà nước về cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý, từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang. Sau hơn 1 tháng chuyển giao, hoạt động của Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (Cơ sở) đi vào ổn định, nền nếp.

Không bắt buộc phải mua vật tư ở địa điểm chỉ định mới được thanh toán

Mới đây dư luận xuất hiện một số thông tin về việc “Chính quyền địa phương bắt buộc phải mua vật liệu xây dựng tại nơi được chỉ định” trong xây dựng nhà thuộc chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát xảy ra trên địa bàn xã Hồ Thị kỷ, huyện Thới Bình.