ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-1-25 01:31:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào về mái nhà chung đài PT-TH Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO)Dù là cán bộ có thâm niên hoặc phóng viên mới vào nghề, hay ở cương vị công tác nào chăng nữa... thì với họ, đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau đã trở thành ngôi nhà chung. Chính nơi đây đã thổi bùng ngọn lửa nghề, để mỗi người đều tâm đắc, tự hào khi được sát cánh, góp tâm sức vào quá trình phát triển của đơn vị. Phóng viên Báo Cà Mau đã gặp gỡ, ghi nhận nhiều ý kiến của những nhà báo tâm huyết và những người luôn đồng hành cùng sự phát triển đi lên của CTV 40 năm qua.

Nhà báo Phạm Thanh Phong, Phó trưởng Phòng Chương trình

Giữ vững cái tâm nghề báo trong thời "bão" thông tin

Đài PT-TH Cà Mau như một mái nhà chung, không chỉ riêng tôi mà tất cả anh em đồng nghiệp đều nỗ lực từng ngày để sắm sửa, trang hoàng và làm mới nó.

Tôi thấy mình thật may mắn vì được theo cha “học nghề” từ khi còn là cậu học trò, ở cái thời còn lạc hậu, thiết bị thô sơ, chưa tự phát sóng được. Tuy vậy, tôi vẫn mơ ước được làm phóng viên. Năm 1992, tôi sướng rơn người vì được làm thành viên chính thức của Đài. Dẫu vất vả, đi công tác cả tuần mới về, tính thời sự bị nguội hết mà vẫn cứ hăng say làm (mà Đài khi đó có được mỗi cái máy phát 1 KW chỉ phát khu vực thị xã, mãi đến năm 1994 mới có máy phát hình toàn tỉnh).

Ngót nghét hơn 20 năm tôi tham gia công tác báo chí, dõi theo và nhịp bước cùng tiến trình đi lên của Đài. Nay, những thay đổi của thời đại công nghệ, với những hạ tầng, trang thiết bị hiện đại vừa thuận lợi nhưng cũng vừa thách thức đối với hoạt động nghề. Trước thách thức truyền thông toàn cầu, cạnh tranh thông tin gay gắt, ngay trong PT-TH cũng giành độc quyền, anh em tâm huyết xây dựng chương trình, hành động để nâng cao chất lượng chương trình như việc 1 ngày làm 6 bản tin thời sự, có 2-3 chuyên đề phát sóng, nâng tỷ lệ sản xuất vượt 30%...

Bản thân tôi cũng là tác giả của Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình PT-TH giai đoạn 2016-2022, được Ban Giám đốc kỳ quyết thực hiện, hướng đến phục vụ tốt nhất nhu cầu của công chúng. Điều đáng phấn khởi, chờ đón chính là cuối năm 2017 này, theo lộ trình số hoá của Chính phủ, Đài PT-TH Cà Mau sẽ chuyển từ phát sóng SD sang HD để bắt kịp các đài bạn, đây là điều đáng kỳ vọng cho sức bật mới của nhà Đài.

Song, thời nào cũng vậy, đặc biệt là ở thời đại công nghệ, người cầm bút, cầm máy cần nhất là cái tâm nghề trong thời "bão" thông tin, vì dù có được đào tạo bài bản, vững chuyên môn nghiệp vụ thì tâm phải sáng mới trụ vững trong sự nghiệp. Tôi mong rằng, anh em cùng có trách nhiệm ở ngôi nhà chung, chia sẻ nhiều hơn với những khó khăn của Đài để ra sức cống hiến, tạo nên diện mạo mới cho Đài PT-TH Cà Mau.

Nhạc sĩ, NSƯT Lê Hoàng Bửu

Cần sự chỉn chu cho các hội thi, hội diễn

Gắn bó với Đài PT-TH Cà Mau và Ban Giám đốc Đài qua các thời kỳ từ năm 1986 đến nay, với tôi, tình cảm dành cho Đài rất đặc biệt, gần gũi và sâu đậm lắm.

Với vai trò cộng sự của Đài ở việc chấm thi, hội đồng ban giám khảo từ Tiếng hát PT-TH lần thứ nhất (lúc đó có tên là Tiếng hát Mùa thu) đến nay là năm thứ 11 tổ chức, qua theo dõi, thẩm định hằng năm, tôi thấy rằng, phong trào ca hát của Cà Mau mình thời xưa rôm rả hơn, nhiều giọng ca quần chúng hay, phong phú, thu hút đông đảo khán giả về xem. Còn nay, tuy có mở rộng khu vực dự tuyển khắp ĐBSCL với nhiều màu sắc của hội thi, nhưng sự chỉn chu từ bài hát, phong cách biểu diễn đến vấn đáp vẫn chưa thực sự chinh phục khán giả xem Đài. Điều này cần bàn tay uốn nắn của người tổ chức trước khi công diễn trên sân khấu.

Tôi cũng là một khán giả trung thành của Đài, mỗi tối, ngoại trừ có việc, tôi luôn xem chương trình thời sự từ Trung ương đến địa phương. Có một điều phải nhìn nhận, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Đài nhiều hơn, có nghề hơn, các bộ phận đáp ứng yêu cầu, chất lượng khá tốt. Khi đội ngũ phát triển thì chương trình phong phú, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng. Tuy nhiên, về phát thanh viên thì cần đào tạo liên tục, có sắc diện, kiến thức rộng, đặc biệt là giỏi ngoại ngữ để ngày càng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của công chúng. Đây là đánh giá của hầu hết bạn xem đài.

Ghi nhận quá trình phát triển 40 năm, Đài PT-TH Cà Mau đã có bước tiến dài, song, so với các đài ở khu vực ĐBSCL, Đài PT-TH Cà Mau cần tạo tính đột phá trong nội dung, hình thức, chương trình. Ngoài nhiệm vụ chính trị, nhà đài cần có thêm nhiều chương trình xã hội, giải trí lành mạnh để hấp dẫn mọi đối tượng xem, nghe đài.

Nhà báo Huỳnh Hoàng Thành, Tổ trưởng Tổ Phóng viên phát thanh

Cố gắng thu hút khán thính giả nghe Đài

Hơn 6 năm làm báo phát thanh, tôi thấy mình "lớn" hơn rất nhiều, đặc biệt là tích luỹ thêm nhiều kiến thức xã hội. Bản thân tôi luôn cố gắng khai thác những đề tài phản ánh mặt trái của xã hội, mặc dù biết đó là những đề tài khó khai thác nhưng tôi nghĩ, cố gắng thì sẽ có kết quả.

Đứng trước công nghệ số, trước báo mạng, mạng xã hội, báo in, báo hình, phát thanh đang dần ít người nghe nên cần phải thay đổi cho kịp xu thế hiện đại, phải phát huy được lợi thế là nhanh và chính xác. Do đó, phát thanh trực tiếp chính là ưu thế có thể tận dụng để tồn tại và phát triển. Và đòi hỏi người làm phát thanh phải tăng cường học tập kinh nghiệm từ những người đi trước để làm những phóng sự phát thanh mang hơi hướng của phát thanh hiện đại, phóng sự phát thanh thực tế và những tin, ghi nhanh về những vấn đề nóng của xã hội, để thu hút lượng thính giả nghe Đài, tạo sự tương tác giữa người nghe với nhà đài.

Điều mong muốn lớn nhất của tôi lúc này chính là Đài PT-TH Cà Mau tổ chức điều tra xã hội học đối tượng nghe phát thanh. Như vậy mới biết có bao nhiêu người còn nghe phát thanh và họ thích nghe những gì, mong muốn Đài phát sóng chương trình gì? Có như vậy phát thanh mới phát đúng trọng tâm những điều thính giả cần.

Nhà báo Văn Diễm Tươi, phóng viên, biên tập viên Phòng Thời sự

Mỗi tác phẩm mang hơi thở cuộc sống

8 năm làm nghề, tôi học hỏi và tích luỹ cho mình rất nhiều vốn kiến thức và vốn sống để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, để bắt kịp những đổi mới như việc phóng viên xuất hiện hiện trường, tự đọc cho phóng sự, viết bài ngắn, cô đọng mà tải nhiều thông tin, làm phóng sự chuyên sâu... Ngoài ra còn phải tác nghiệp bằng điện thoại thông minh, chia sẻ, tìm kiếm và khai thác thông tin từ các trang mạng xã hội, youtube, báo chí tương tác.

Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền để nâng cao chất lượng các chương trình PT-TH, việc tăng thời lượng phát sóng và lộ trình để phát sóng vệ tinh là cả trách nhiệm, sự trăn trở của người làm báo PT-TH Cà Mau để thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, đáp ứng nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hoá tinh thần của cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong tỉnh, và để hơi thở cuộc sống có sức lan toả rộng khắp, thấm sâu hơn nữa vào đời sống.

Trung tâm Kỹ thuật Đài PT-TH Cà Mau nhìn từ trên cao. Ảnh: DUY KHẢI

 

Phong trào thể thao được tổ chức thường xuyên. (Trong ảnh: Nhà báo Đỗ Kiến Quốc , Tổng Biên tập, Giám đốc Đài PT-TH Cà Mau (bìa trái) trao giải quần vợt kỷ niệm 35 năm thành lập Đài).Ảnh: M. TẤN

 

Phát thanh viên trong giờ thu âm. Ảnh: M. TẤN

 

Phóng viên Phòng Văn nghệ tác nghiệp tại hiện trường.Ảnh: D. KHẢI

 

Thu âm chương trình “Câu chuyện truyền thanh”. Ảnh: D. KHẢI

 

Phòng Phát thanh họp bàn kế hoạch tuyên truyền. Ảnh: D. KHẢI

 

Bộ phận trực kỹ thuật phát sóng. Ảnh: M. TẤN

 

Băng Thanh lược ghi

 

 

Liên kết hữu ích

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Tỉnh đoàn trao quà tết công nhân trên công trình cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Chiều nay (13/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức đoàn đến thăm, trao suất quà tết và 15 bao lì xì cho lực lượng công nhân thuộc Công ty Cổ phần Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang thi công trên công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua huyện Thới Bình.

Tết ấm cho người có công

Trong năm qua, huyện U Minh huy động mọi nguồn lực xã hội để chăm lo người có công, thân nhân thờ cúng liệt sĩ, gia đình chính sách. Chương trình hỗ trợ nhà ở cho những đối tượng này nhân đôi niềm vui khi Tết đang gần kề.

Nét đẹp truyền thống Việt

Mừng thọ, chúc thọ các bậc cao niên từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về. Ðây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; xã hội thể hiện sự tôn kính đối với những “cây cao bóng cả”; đồng thời, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ về sự hiếu kính đối với đấng sinh thành.

Người truyền cảm hứng

Tốt nghiệp THPT năm 2008, cậu học trò Nguyễn Quốc Toản đăng ký thi vào Trường Ðại học Sư phạm Cửu Long, chuyên ngành Công nghệ thông tin. Năm 2011, tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, thầy được Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện U Minh phân công giảng dạy tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh. Ðến năm 2014, thầy chuyển về Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, huyện U Minh cho đến nay.

Chung một tấm lòng san sẻ yêu thương

Sáng 12/1, Hội Từ thiện tỉnh Cà Mau tổng kết hoạt động năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Không để ngộ độc thực phẩm

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các loại sản phẩm sử dụng nhiều dịp Tết. Ðể đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở đã gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Do vậy, để bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết, Ðoàn Kiểm tra liên ngành tỉnh đã bắt đầu tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về vấn đề ATTP, nhằm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm dịp Tết.

Xuân ấm áp cho người dân Đất Mũi

Tiếp tục chuỗi chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh, chiều ngày 11/1, chương trình tiếp tục mang hơi ấm mùa xuân đến với người dân tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, với nhiều hoạt động vui xuân, cùng những phần quà ý nghĩa.

Sacombank Chi nhánh Cà Mau trao 550 phần quà “Ấm tình mùa xuân”

Hoạt động này là một phần trong chiến dịch “Ấm tình mùa xuân” lần thứ 22, diễn ra từ ngày 6-19/1, với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, hướng đến các hộ nghèo và gia đình gặp khó khăn trên toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh, thành phố khu vực miền Tây Nam Bộ.

Ðô thị văn minh nơi cửa biển

"Thị trấn Sông Ðốc đã hoàn thành 9 tiêu chí, 52/52 nội dung đô thị văn minh (ÐTVM) và trở thành đô thị thứ 2 của huyện Trần Văn Thời chính thức được công nhận ÐTVM. Ðây là kết quả từ sự quan tâm của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân trên địa bàn thị trấn”, ông Võ Quốc Thống, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn Sông Ðốc, phấn khởi chia sẻ.