ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 11:53:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từ “Nha bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Báo Cà Mau Ðảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số (CÐS), mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời thụ hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và CÐS mang lại.

Đó là một trong những mục đích trong triển khai Kế hoạch 303-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về quán triệt, tuyên truyền Kế hoạch số 01-KH/BCDTW, ngày 21/3/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và CÐS về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” (Kế hoạch số 01).

Ngược dòng lịch sử, cách đây 80 năm, sau khi đọc bản Tuyên ngôn Ðộc Lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy vấn đề cấp bách đất nước đứng trước 3 loại giặc, là giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” nên ngày 8/9/1945 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ chống giặc dốt.

“Ngày nay cũng vậy, CÐS là một cuộc cách mạng, bình dân học vụ số chính là phổ cập kiến thức cơ bản về CÐS cho mọi người dân”, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân khẳng định.

Với tinh thần đó, tỉnh Cà Mau triển khai đầy đủ mục đích, yêu cầu, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Phong trào "Bình dân học vụ số", đảm bảo việc thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm và đạt các chỉ tiêu theo quy định. Trong đó, tuyên truyền, phổ biến, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về CÐS và công tác phổ cập kỹ năng số cho người dân trong tiến trình CÐS quốc gia.

Ðể thực hiện chủ trương bình dân học vụ số, cán bộ phải là những người làm mẫu, vừa học vừa hướng dẫn, chỉ dẫn cho người dân tiếp cận kiến thức CÐS, công nghệ số.

Ðể thực hiện chủ trương bình dân học vụ số, cán bộ phải là những người làm mẫu, vừa học vừa hướng dẫn, chỉ dẫn cho người dân tiếp cận kiến thức CÐS, công nghệ số.

Theo đó, xây dựng cơ chế, chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản về thể chế nhằm hỗ trợ và đẩy nhanh tiến trình CÐS, công tác phổ cập kỹ năng số cho người dân với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau” và “người dân, doanh nghiệp là trung tâm, mục tiêu, động lực của CÐS”. Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cập nhật, nâng cao nhận thức về CÐS, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công; phổ cập kỹ năng số cho học sinh, sinh viên, người lao động trong các doanh nghiệp, người dân trong học tập, nghiên cứu, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ thiết yếu khác.

Ðồng thời, thi đua tự học về CÐS, rèn luyện phát triển kỹ năng số đáp ứng yêu cầu CÐS của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khai thác có hiệu quả các dịch vụ, nền tảng số, các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo trong công việc và cuộc sống; xây dựng đơn vị số, cộng đồng số, gia đình và công dân số. Gắn kết phong trào với triển khai thực hiện Ðề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực CÐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Kế hoạch số 01 đặt ra các chỉ tiêu cụ thể triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" đến năm 2026, đó là cả nước có 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về CÐS, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc. 100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, nhận biết được nguy cơ, có kỹ năng bảo đảm an toàn trong môi trường số. 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về CÐS, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số. 60 triệu người dân trong độ tuổi trưởng thành được xác nhận đạt phổ cập tri thức về CÐS, kỹ năng số trên nền tảng VNeID. 100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có kiến thức về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

Về công tác tuyên truyền, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng chỉ đạo việc tuyên truyền Kế hoạch số 01 và quá trình triển khai thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức phù hợp. Ban Tuyên giáo và Dân vận các cấp trong tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cấp uỷ cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, tuyên truyền Kế hoạch số 01 ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Tập trung làm rõ mục đích, yêu cầu, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của phong trào “Bình dân học vụ số” được nêu tại Kế hoạch số 01 bảo đảm phù hợp với tình hình ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Chủ động nắm chắc và dự báo tình hình tư tưởng, tâm lý xã hội; kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp giúp cấp uỷ chỉ đạo thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội trong quá trình triển khai thực hiện.

Các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền sâu rộng Kế hoạch số 01, nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào “Bình dân học vụ số”, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình CÐS.

“Ðể thực hiện chủ trương bình dân học vụ số, cán bộ phải là những người làm mẫu, vừa học vừa hướng dẫn, chỉ dẫn cho người dân tiếp cận kiến thức CÐS, công nghệ số. Còn người dân phải là chủ thể, mỗi người dân phải có ý thức, nhận thức đầy đủ về CÐS. Sở Khoa học và Công nghệ cần nhanh chóng có những hướng dẫn cụ thể vấn đề này, thành lập các đội hình bình dân học vụ số với số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và nguyên tắc hoạt động cụ thể, kết hợp cùng tổ công nghệ số cộng đồng... vừa đi vào hoạt động vừa điều chỉnh, nâng cấp", Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân nhấn mạnh./.

 

Hồng Nhung

 

Tạo xung lực mới, đột phá mới

“Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một bước ngoặt quan trọng; là chủ trương, quyết sách mạnh mẽ mang tính chiến lược và cách mạng, tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CÐS) để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Ðây cũng là động lực chính, là xương sống của công cuộc hiện đại hoá, góp phần hiện thực hoá khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao”, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh.

Nền tảng, động lực cho kỷ nguyên mới

Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, khẳng định: “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Xây dựng nền tảng, động lực cho kỷ nguyên mới gắn với tinh thần Nghị quyết 57 được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược mà tỉnh Cà Mau đang quyết tâm dồn sức thực hiện.

Lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ÐMST) và chuyển đổi số (CÐS) quốc gia, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá bằng chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc điểm và tiềm năng phát triển, với tinh thần cả hệ thống chính trị thống nhất trong nhận thức và hành động, coi đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tỉnh năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Với nền tảng và tiềm năng hiện có, TP Cà Mau được kỳ vọng là đơn vị tiên phong và truyền lửa trong thực hiện đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS. Từ đó, tạo động lực và lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo rộng khắp.

Chị em nông thôn tận dụng công nghệ số

Công nghệ số ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều cơ hội khởi nghiệp cho phụ nữ, trong đó có phụ nữ nông thôn. Mạnh dạn tiếp cận những lợi ích của nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Zalo, Facebook... nhiều chị đã tích cực giới thiệu các sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập mà còn tạo điều kiện thay đổi vai trò của phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội.

Tiện ích trong tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc. Huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người dân vẫn gặp một số khó khăn nhất định.

Bình dân học vụ số, nơi xoá mù công nghệ

Giai đoạn 2025-2027, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam sẽ triển khai phong trào Bình dân học vụ số trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau khi Trung ương Hội có công văn triển khai phong trào Bình dân học vụ số, Ban Thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai, cao điểm ngay trong Tháng Thanh niên năm 2025.

Tổ công nghệ số giúp dân "số hoá"

Là nơi trực tiếp với người dân, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) ấp/khóm đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh nhà. Với phương châm cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tận tình, chu đáo, hoạt động của các tổ CNSCÐ ấp/khóm đã giúp người dân tiếp cận, sử dụng thành thạo những phần mềm tích hợp cơ bản, thiết thân, từ đó mang lại giá trị thiết thực phục vụ đời sống Nhân dân trong kỷ nguyên số.

Ðẩy mạnh thực hiện chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, khi thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” (Chiến dịch), huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công.

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.