ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:57:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ kiểm soát hoá đơn điện tử

Báo Cà Mau “Một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay là việc buôn bán hoá đơn điện tử (HÐÐT). Sự phát triển nhanh của kinh tế số đã phát sinh đối tượng tội phạm công nghệ cao chuyên làm giả, công khai bán HÐÐT trên mạng xã hội Facebook, Zalo..., thậm chí giả danh cán bộ, nhân viên thuế để lừa đảo. Do đó, ngành thuế đã và đang đẩy mạnh nhiều giải pháp kiểm soát tình trạng này, trong đó hướng đến ứng dụng điện tử và trí tuệ nhân tạo”, ông Nguyễn Văn Bé, Phó cục trưởng Cục Thuế, chia sẻ về tình hình sử dụng HÐÐT hiện nay.

Gần đây, nhiều vụ việc mua bán hoá đơn bất hợp pháp ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, với số tiền lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát cùng cấp, truy tố 22 bị can trong đường dây thành lập 31 “công ty ma” trên địa bàn, xuất khống hơn 20 ngàn hoá đơn giá trị gia tăng cho 3.273 doanh nghiệp (DN) khác nhau trên 52 tỉnh, thành, với giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn hơn 4.300 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Bé cho biết: "Từ khi đưa vào sử dụng, HÐÐT đã mang lại những lợi ích không nhỏ cho DN và cơ quan quản lý thuế. Tuy nhiên, hiện nay, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng sự thông thoáng về cải cách thủ tục hành chính và việc tạo điều kiện trong thành lập DN, từ đó thành lập DN chỉ với mục đích mua bán hoá đơn bất hợp pháp. Tình trạng này đã được ngành thuế phối hợp với lực lượng công an xử lý, song rất khó triệt để".

Nhân viên Chi cục Thuế khu vực II thực hiện quy trình, thủ tục xuất HÐÐT cho các cá nhân, DN trên địa bàn TP Cà Mau.

Cũng theo ông Bé, việc phát hành, mua bán trái phép HÐÐT ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp; không chỉ gây thất thu lớn về thuế cho ngân sách Nhà nước, mà còn phản ánh không đúng thực trạng môi trường kinh doanh, gây bất lợi cho các tổ chức, DN, cá nhân kinh doanh tuân thủ pháp luật.

Trước tình trạng trên, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Cà Mau đã tập trung phòng, chống các tổ chức, cá nhân mua, bán hoá đơn không hợp pháp, gian lận hoàn thuế.

“Hiện nay, ngành thuế tiếp tục rà soát các cá nhân, tổ chức có mua hoá đơn để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế, hợp thức hoá hàng hoá trôi nổi, giảm chi phí tính thuế thu nhập DN... để phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật”, ông Trịnh Ðình Nhân, Phó trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra 2, Cục Thuế, cho biết.

Ðây được xem là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành, các chi cục trưởng chi cục thuế khu vực, các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế nếu người nộp thuế (NNT) thuộc phạm vi quản lý có hành vi vi phạm pháp luật mà không kịp thời phát hiện, xử lý, do không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý.

Công chức được phân công quản lý NNT có trách nhiệm thường xuyên vào ứng dụng quản lý hoá đơn, kiểm tra, đối chiếu, xác định NNT đã kê khai đầy đủ hoá đơn chưa. Các trường hợp kê khai không đầy đủ phải giải trình, làm rõ, xử lý theo quy định. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì báo cáo lãnh đạo cục chuyển tin báo sang cơ quan công an xử lý theo quy định.

Ðể ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hoá đơn, ông Trịnh Ðình Nhân cho biết: “Cục Thuế đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, ngoài tuyên truyền đến NNT chấp hành đúng quy định về sử dụng hoá đơn, tự rà soát không kê khai các hoá đơn không thật sự có diễn ra hoạt động mua bán, để tránh vi phạm pháp luật. Ðối với các DN do ngành thuế Cà Mau quản lý, Cục Thuế chỉ đạo các  phòng, đội phân công trách nhiệm đến từng công chức thường xuyên theo dõi trên hệ thống ứng dụng HÐÐT, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong việc lập hoá đơn, đối chiếu với tờ khai thuế; xác định DN đã kê khai đầy đủ hoá đơn bán ra hay chưa, trường hợp kê khai không đầy đủ thì mời giải trình làm rõ, xử lý vi phạm (nếu có)”.

Trường hợp DN, tổ chức, cá nhân do ngành thuế Cà Mau quản lý nhận hoá đơn của các DN ngoài tỉnh được cơ quan thuế ngoài tỉnh cảnh báo rủi ro, thì các phòng hoặc đội thuế phải mời giải trình làm rõ, xác định có hay không việc sử dụng trái phép hoá đơn.

Hiện nay, ngành thuế đã triển khai HÐÐT trên phạm vi toàn quốc. Qua đó, hệ thống HÐÐT lưu vết toàn bộ dữ liệu của người mua, người bán nên trường hợp người mua, người bán có hành vi mua, bán hoá đơn không hợp pháp sẽ bị phát hiện.

Hiện nay, ngành thuế đang đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo vào thực hiện phân tích dữ liệu, kiểm soát HĐĐT.

Trên cơ sở hệ thống dữ liệu lớn, các đơn vị chức năng thuộc Tổng cục Thuế thực hiện các chức năng kiểm soát thông tin HÐÐT, kiểm tra các dấu hiệu, cảnh báo sớm giúp đưa ra các trường hợp cần giám sát, kiểm tra thường xuyên, tiến tới phòng ngừa từ sớm, từ xa việc xuất khống HÐÐT.

“Cũng trên cơ sở kết quả rà soát, cơ quan thuế sẽ có cảnh báo tới NNT về sự bất thường hoặc đột biến so với hoạt động kinh doanh thông thường trong việc sử dụng hoá đơn, ngay khi NNT thực hiện xuất hoá đơn. Việc này sẽ được thực hiện theo ngày, để ngăn chặn, cảnh báo việc xuất hoá đơn của NNT có dấu hiệu rủi ro”, ông Trịnh Ðình Nhân nhấn mạnh.

Bên cạnh những giải pháp triển khai đồng bộ vừa qua, Tổng cục Thuế tiếp tục nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo vào thực hiện phân tích dữ liệu HÐÐT, với các nội dung như: xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy, thống kê nhận biết tên hàng hoá, dịch vụ; xác định giá trị hàng hoá bất thường; xác định chuỗi mua bán giữa các DN, giúp Trung tâm Phân tích dữ liệu HÐÐT có thể phát hiện ra những trường hợp gian lận, nghi ngờ mua bán hoá đơn với xâu chuỗi nhiều DN tham gia.

Khi ứng dụng trên được đưa vào sử dụng, đồng thời với việc vào cuộc của cơ quan công an, sẽ hạn chế hành vi sử dụng trái phép hoá đơn, vì các hành vi vi phạm đối với HÐÐT đều lưu lại dấu vết, các hành vi vi phạm sớm hay muộn sẽ bị phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật./.

 

Hồng Nhung

 

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Tăng tốc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, ghi nhận từ khi triển khai Chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKĐT) trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh đến nay, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt, tăng tốc để thực hiện chiến dịch, qua đó tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp.

Lợi ích đa chiều của hội chợ không tiền mặt

Những năm gần đây, thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Không chỉ phổ biến tại trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống bán lẻ, mô hình này còn len lỏi vào hội chợ, nơi vốn gắn liền với thói quen sử dụng tiền mặt từ trước đến nay. Việc áp dụng các phương thức thanh toán số đang mở ra chương mới hiện đại và minh bạch hơn cho thương mại Việt Nam.

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.