ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:41:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vấn nạn vứt trộm rác thải

Báo Cà Mau Bên cạnh rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý hằng ngày, trên địa bàn TP Cà Mau cũng không thiếu những bãi rác thải tự phát mà những thứ vứt đi là tủ, bàn, ghế sofa, phế thải xây dựng, bồn cầu, chăn ga gối nệm... gọi chung là rác thải cồng kềnh. Vấn nạn vứt trộm các loại rác này tồn tại từ ngày này qua ngày khác, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn mất mỹ quan đô thị. Ngành chức năng và người dân đều bối rối trong vấn đề xử lý.

Ông Trần Hải Ðăng, Phó trưởng phòng Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Rác thải cồng kềnh thuộc nhóm rác sinh hoạt khác, bên trong nhóm này gồm có 3 loại: chất thải nguy hại, rác cồng kềnh và chất thải khác còn lại. Riêng rác cồng kềnh, từ trước đến nay người dân phải tự thuê xử lý, giá xử lý là do thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp. Hiện tại, việc người dân ra ngoài những bãi đất trống là đã vi phạm quy định vứt rác bừa bãi, sẽ bị xử phạt từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng”.

Quy định, chế tài là thế, nhưng trên thực tế việc phát hiện và xử phạt rất khó. Thay vì được phân loại, tại nhiều nơi, rác thải cồng kềnh vẫn được bỏ chung với rác thải sinh hoạt. Những loại vật dụng do kích thước quá khổ, không được thu gom thì các bãi đất trống hay những bụi cỏ rậm rạp sẽ là nơi lý tưởng để rác thải cồng kềnh án ngữ.

Các loại đồ điện gia dụng như tủ lạnh, sau khi tháo hết linh kiện thì phần vỏ cũng nằm phơi nắng, phơi mưa ở bãi đất trống trên đường Ngô Gia Tự, Phường 5, TP Cà Mau.Các loại đồ điện gia dụng như tủ lạnh, sau khi tháo hết linh kiện thì phần vỏ cũng nằm phơi nắng, phơi mưa ở bãi đất trống trên đường Ngô Gia Tự, Phường 5, TP Cà Mau.

Anh Nguyễn Bá Trung, ngụ Phường 5, TP Cà Mau, phàn nàn: “Ðường Ngô Gia Tự không thiếu những đống rác cồng kềnh này xuất hiện, ở những bãi đất trống hay ở trong các công trình bỏ hoang, người ta đem vứt rất nhiều. Kích thước những loại rác thải này thì to quá, nếu đem ra bỏ thì xe rác cũng không gom”.

Trong nhóm rác cồng kềnh thì giường, tủ, bàn, ghế có thể dễ dàng xử lý hơn tủ lạnh, biển hộp, các sản phẩm có cấu tạo điện tử, vì những vật liệu này để trong môi trường tự nhiên dễ sản sinh chất độc hại hoặc gây cháy nổ, và tất nhiên những mối nguy hiểm đó sẽ không báo trước cho bất kỳ người đi đường nào khi không may gặp phải.

Phế phẩm xây dựng được cho vào bao vứt trên lề đường khu vực Phường 2, TP Cà Mau.Phế phẩm xây dựng được cho vào bao vứt trên lề đường khu vực Phường 2, TP Cà Mau.

“Nhiều người cho rằng, chỉ cần chúng được đưa ra khỏi nhà để không chiếm diện tích thì cũng không ai quan tâm chúng sẽ về đâu. Không thể chôn lấp, bán phế liệu không ai mua, chính người dân cũng lúng túng không biết phải xử lý thế nào”, anh Nguyễn Việt Khanh, Phường 6, TP Cà Mau, cho biết.

Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu mua sắm nội, ngoại thất tăng cao, có người mua mới, cũng có người mua vì thị hiếu, sở thích thay đổi. Và rồi những món đồ cũ kỹ không thể tái sử dụng sẽ trở thành rác thải, nhưng vứt như thế nào để có trách nhiệm với môi trường thì ít ai để tâm đến. “Mặc dù ở các địa phương có lắp camera tại các khu dân cư để theo dõi, tuy nhiên, tình trạng vứt rác cồng kềnh thường diễn ra vào lúc sáng sớm, hay ban đêm, tại các địa điểm vắng người. Cũng có trường hợp người dân thuê xe ba gác, hoặc những người thu gom phế liệu để chở đi nên việc giám sát, nhắc nhở hay xử phạt rất khó khăn”, ông Trần Hải Ðăng thông tin.

Thực trạng rác thải cồng kềnh bị vứt bỏ lén lút đang gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng về môi trường và mỹ quan đô thị. Ðể giải quyết câu chuyện này, cần có những cơ chế về thu gom, song song đó, nên xây dựng mạng lưới điểm thu gom cố định hoặc di động, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và đổ bỏ đúng nơi quy định. Ðặc biệt, cần phát triển các chương trình tái chế hoặc trao đổi rác thải cồng kềnh, biến các vật dụng cũ thành nguyên liệu tái sử dụng, tạo thêm giá trị kinh tế. Quan trọng hơn, cần thúc đẩy ý thức trách nhiệm cộng đồng thông qua các chiến dịch tuyên truyền sáng tạo, nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung. Khi người dân, chính quyền và doanh nghiệp cùng chung tay, vấn đề này không chỉ được xử lý hiệu quả mà còn góp phần xây dựng một môi trường sống xanh, sạch và văn minh./.

 

Hữu Nghĩa

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.