ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 05:39:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về nơi trắng hộ nghèo

Báo Cà Mau Ấp 7, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình hiện không còn hộ nghèo. Bộ mặt nông thôn khởi sắc với những ngôi nhà kiên cố, khang trang.

Ðời sống kinh tế phát triển, người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, trồng hàng rào cây xanh thay đổi diện mạo vùng quê.

Toàn ấp có 183 hộ, ấp đã xoá trắng hộ nghèo năm 2023. Trước đó, ấp có 5 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo. Ông Phan Hoàng Anh, Trưởng ấp 7, cho biết: “Khoảng 10 năm trước, đời sống người dân trong ấp còn nhiều vất vả, chỉ thật sự khởi sắc khi địa phương phát động phong trào xây dựng nông thôn mới và lan toả mạnh mẽ đến mọi tầng lớp Nhân dân”. 

Hộ anh Trương Văn Lâm là hộ cuối cùng thoát nghèo ở ấp. Trước đây, cuộc sống gia đình rất khó khăn do ít đất sản xuất, cả nhà sống dựa vào công việc làm thuê của anh, căn nhà xuống cấp nhiều năm nhưng không có điều kiện sửa chữa. Nhận thấy gia đình anh Lâm cần cù lao động, ấp đã tạo điều kiện để gia đình được hỗ trợ xây dựng ngôi nhà với số tiền 40 triệu đồng. Có được ngôi nhà kiên cố, vợ chồng anh Lâm yên tâm lao động sản xuất, từng bước thoát nghèo.

“Có an cư thì mới lạc nghiệp, nên căn nhà là động lực để vươn lên. Không phụ lòng của địa phương chăm lo, vợ chồng tôi cố gắng làm ăn, chi tiêu tiết kiệm để thoát nghèo. Giờ đây, cuộc sống tuy không quá dư dả nhưng không còn lo thiếu cái ăn, nơi ở”, anh Lâm chia sẻ.

Những năm qua, phong trào thi đua sản xuất được người dân tích cực hưởng ứng. Bên cạnh vụ lúa trên đất nuôi tôm, các mô hình như nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm - cua kết hợp... đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con.

Tiêu biểu như hộ ông Ðặng Thanh Quốc thành công với mô hình này. Trên 3 ha đất sản xuất, ông thả nuôi 2 vụ mỗi năm. Ông Quốc chia sẻ: “Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong vuông tôm, tôi cung cấp thêm cá phi mồi làm thức ăn cho cua; đối với tôm thì nuôi theo cách truyền thống. Từ khi chuyển sang nuôi kết hợp tôm - cua, lợi nhuận trung bình mỗi năm tăng lên vài chục triệu đồng”.

Anh Ðặng Thanh Quốc thực hiện mô hình nuôi tôm sạch không sử dụng kháng sinh, bước đầu mang lại hiệu quả cao.

Năm nay xã Tân Lộc Ðông triển khai mô hình nuôi tôm sạch, không sử dụng kháng sinh trên địa bàn Ấp 7, với 200 ha, có 151 hộ tham gia. Bước đầu mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao vì giúp giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh do sử dụng hoá chất trong quá trình nuôi, qua đó góp phần tăng giá trị sản phẩm con tôm.

Anh Ðặng Thanh Quốc, Ấp 7, chia sẻ: “Nuôi tôm sạch giúp tôi hạn chế được chi phí, sản phẩm đạt chất lượng nên đầu ra ổn định. Vụ đầu tiên này, dự tính khi thu hoạch lợi nhuận cao hơn nhiều so với trước đây”.

Ông Ngô Chí Thiệp, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Ðời sống người dân Ấp 7 ngày nay thật sự khởi sắc khi khó khăn, chật vật của những năm trước được thay thế bằng cuộc sống ổn định, văn minh. Thành quả giảm nghèo của Ấp 7 góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng nông thôn mới của xã”./.

 

Phương Thảo

 

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Diện mạo mới trên những vùng quê mới

Sau khi hợp nhất tỉnh, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Cà Mau (mới) sẽ chính thức bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, với quy mô lớn hơn. Không chỉ mở ra không gian phát triển liên kết vùng mạnh mẽ, việc hợp nhất 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu còn tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương tiếp tục nâng tầm chất lượng NTM, hướng tới mục tiêu xây dựng những vùng quê đáng sống và phát triển bền vững.

Huyện anh hùng hoàn thành sứ mệnh lịch sử

Sau 3/4 thế kỷ hình thành và phát triển, huyện Trần Văn Thời - huyện anh hùng nằm ở phía Tây tỉnh Cà Mau, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của mảnh đất cuối trời Tổ quốc.

Cà Mau có xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Chiều 26/6, UBND TP Cà Mau long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công nhận xã Lý Văn Lâm đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2024.

Bừng sáng nông thôn mới vùng cực Nam

Những ngày này, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Hiển hân hoan đón trái ngọt của hành trình nỗ lực vượt khó xây dựng nông thôn mới (NTM), khi 6/6 xã của huyện đã được công nhận đạt chuẩn, trong đó có 1 xã vươn lên đạt chuẩn NTM nâng cao. Càng ý nghĩa hơn khi thành quả này đến ngay trước thời điểm huyện Ngọc Hiển sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện vào ngày 1/7 tới đây, tạo nền tảng cho các đơn vị cấp xã sau sắp xếp phát triển vững chắc ở giai đoạn lịch sử mới.

Tuổi cao gương sáng

Trong hành trình giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, người cao tuổi luôn đóng vai trò quan trọng, là cây cao bóng cả, tấm gương sáng cho lớp trẻ noi theo. Trong cộng đồng người Khmer ở Cà Mau có nhiều tấm gương sáng người cao tuổi. Ông Danh Xem, ở Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, là điển hình.

Lễ công bố Quyết định công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 12/6, UBND huyện Năm Căn tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Phan Hoàng Vũ, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh đến dự.

Ðất Mũi về đích xã nông thôn mới

Xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển), vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc, có cuộc chuyển mình đầy ấn tượng trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Ðến nay, xã Ðất Mũi đã đạt 19/19 tiêu chí NTM, diện mạo trên đà khởi sắc.

Tam Giang hiện thực hoá nông thôn mới

“Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển, mạnh giàu. Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1033/QÐ-UBND, ngày 29/5/2025, công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn NTM năm 2024", ông Lê Văn Suốt, Bí thư Ðảng uỷ xã Tam Giang, phấn khởi chia sẻ.

Khởi sắc nhờ sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước

Sự quan tâm, chăm lo của Ðảng và Nhà nước, cộng với ý thức tự lực của người dân, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện U Minh ngày càng phát triển, diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.