ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 06:58:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vị thủ tướng trọng dân

Báo Cà Mau (CMO) Là con người của thực tiễn và hành động, Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn luôn toả sáng lý luận trong những bài nói, bài viết về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Ở ông, chất lý luận và thực tiễn đã hoà quyện thành một để bừng sáng những quyết sách thuận lòng Dân, ý Ðảng, và trên hết đã để lại cho chúng ta những bài học, kinh nghiệm sâu sắc, còn nguyên tính thời sự trong tiến trình xây dựng Ðảng.

Sinh thời, bác Sáu Dân (tên gọi thân thương Thủ tướng Võ Văn Kiệt) từng nhớ lại những chặng đường hoạt động cách mạng của mình và ông nghiệm ra rằng: “Những gì tôi làm được đều do gắn bó với dân; tìm được sức mạnh trí tuệ, kinh nghiệm, sáng tạo từ Nhân dân và học hỏi được kinh nghiệm của các đồng chí lớp lớp đàn anh, đàn chị!”.

Bác Sáu Dân trong lần về thăm Vĩnh Long. Ảnh tư liệu​

Gắn bó máu thịt với dân

Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, địch khủng bố ác liệt, cơ sở căn cứ của ta nhiều nơi bị mất trắng, phần lớn cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở đều bị giết, tù đày, lúc đó chàng thanh niên Võ Văn Kiệt mới đứng vào hàng ngũ của Ðảng, may mắn không bị địch bắt, bị tù là do được đồng chí, đồng bào chở che, đùm bọc.

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Xây dựng Ðảng, bác Sáu Dân xúc động nhớ lại: “Trước mắt tôi giờ đây vẫn sáng rõ hình ảnh các đồng chí, đồng bào sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm, bị đe dọa tính mạng không chỉ riêng họ mà của cả gia đình để che chở, cưu mang, tìm cách giúp tôi thoát khỏi vòng vây dày đặc của lính kín, hội tề, chỉ điểm để đi vào vùng rừng U Minh, Rạch Giá, vượt qua chặng đường dài từ cánh đồng lúa quê tôi ở Vũng Liêm”.

Bác Sáu Dân kể: Có lần tôi đang chăm chú đọc tài liệu cấp trên gửi về không kịp cất giấu thì địch ập vào. Chị chủ nhà đã cấu vào đứa con đang ẵm trên tay cho khóc thét, rồi nói: “Cậu ẵm dùm để tôi tiếp mấy ổng!”, rồi đẩy đứa bé vào lòng tôi, để lưng cháu che tờ giấy đang trên tay tôi.

Một lần khác, tại thị xã Rạch Giá, cơ sở bị vỡ, vài cán bộ của ta bị địch bắt giữ, số còn lại nằm trong vòng vây vẫn tìm cách báo cho bác Sáu Dân để ông không bị sa vào lưới địch đã giăng. Có lần, địch bủa vây, bà con báo động để cán bộ, chiến sĩ của ta chạy thoát, một đồng chí bị địch bắn chết, chúng xẻo tai đem về nơi bác Sáu Dân gầy dựng phong trào để loan tin là ông đã chết. Cả xóm nghe tin đều khóc, có người bày hương hoa, có nhà làm gà, nấu cơm cúng cho vong hồn bác Sáu.

Bác Sáu Dân kể lại: “Tối hôm sau khi tôi trở về, mọi người sửng sốt, ôm lấy tôi khóc ròng. Sống trong lòng dân, người đảng viên hoạt động bí mật như tôi lúc ấy cảm thấy mình là người ruột thịt của bà con. Một gia đình cơ sở nuôi tôi dù biết địch đang rình mò, vẫn khoét hầm sau vách để có động thì tôi chui ra mà thoát!”.

Với phương châm: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, bác Sáu Dân có lúc phải sống trong gia đình cơ sở có người bị cùi, mà bệnh phong lúc ấy chưa có thuốc điều trị như bây giờ, nhưng ông vẫn ăn, vẫn ở, vẫn chăm sóc người bệnh tận tình như người thân của mình. Tình cảm gắn bó tự nhiên, máu thịt, không hề gượng gạo.

Có thể nói, “chiếc áo giáp” thần kỳ của lòng dân; sự mưu trí, sáng tạo của đồng bào trong những thời khắc ác liệt ấy đã chở che, đùm bọc cán bộ, chiến sĩ của ta, trong đó có những vị cán bộ lãnh đạo cấp cao của Ðảng để lãnh đạo cuộc cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.

Muốn Ðảng mạnh phải giữ lòng tin của dân

Ðể dân luôn tin Ðảng, theo Ðảng, xây dựng và bảo vệ Ðảng thì Ðảng phải gần dân, nghe dân, trọng dân. Bác Sáu Dân cho rằng: “Không có gì có thể lọt khỏi tai mắt của dân, nhưng vì một bộ phận không nhỏ đảng viên, kể cả những đảng viên giữ trọng trách đã xa dân, nên không tiếp nhận được ý kiến đóng góp của dân nhằm xây dựng Ðảng, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo để từ đó mà vun đắp, giữ gìn lòng tin của dân đối với Ðảng”.

Rồi bác Sáu Dân tâm tư: Hiện nay, tình trạng Ðảng xa dân là một thực tế đáng buồn, không ít những đảng viên biến thành “quan cách mạng” như Bác Hồ đã cảnh báo từ ngày chính quyền cách mạng còn trong trứng nước. Thậm chí một số trong các vị “quan cách mạng” ấy trở thành “quan cai trị” dân. Có hiện tượng đáng buồn, đáng phẫn nộ đó là do sự thoái hoá, biến chất của một bộ phận không nhỏ những đảng viên có chức, có quyền - cái mà người ta gọi là sự tha hoá của quyền lực, sự tha hoá của người cầm quyền.

Ðể xảy ra những hạn chế này, theo bác Sáu Dân là do trong sinh hoạt và trong tổ chức của Ðảng thiếu dân chủ. Biểu hiện ngày càng rõ việc không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Ðảng, trong công tác tổ chức và cách làm việc, cách đưa ra quyết định. Song, trầm trọng và đáng quan ngại hơn là sự tập trung quan liêu. Càng tập trung theo kiểu quan liêu thì dẫn dẫn đến độc quyền, độc đoán, không cách xa bao nhiêu với độc tài và chuyên quyền của một số cá nhân đứng trên Ðảng. “Khi đã tập trung quan liêu và thiếu dân chủ trong Ðảng thì mối quan hệ máu thịt giữa Ðảng với dân cũng bị ảnh hưởng nặng nề!”, bác Sáu Dân khẳng định.

Bác Sáu Dân mong muốn: “Trung thực và chân thành lắng nghe tiếng nói của đảng viên và quần chúng, khách quan và cầu thị… cũng là cách hay nhất để làm cho dân tin Ðảng, theo Ðảng và xây dựng Ðảng của mình, Ðảng của giai cấp và của dân tộc, đưa sự nghiệp của đất nước bước vào thời kỳ mới!”./.

 

Ðỗ Chí Công tổng hợp

(Nguồn: Võ Văn Kiệt - Vị Thủ tướng trọn đời vì dân)

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.