ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:02:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Viettel kết nối, đem lại niềm vui cho người dân Cồn Cát

Báo Cà Mau Từ trước đến nay, người dân ấp Cồn Cát, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, đã quen với cảnh xem ti vi bị chập chờn, gọi điện thoại di động thì bị ngắt quãng, khi có chuyện gấp muốn liên lạc rất là khó khăn. Thế nên, sau khi Viettel Cà Mau xây dựng hệ thống cáp quang, đem lại những tiện ích cho đời sống thì bà con vô cùng phấn khởi.

Ấp Cồn Cát có diện tích hơn 5.000 ha, với hơn 230 hộ dân. Người dân nơi đây sống gần như biệt lập, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch, đường bộ đi lại rất khó khăn, di chuyển chủ yếu bằng đò, vỏ lãi. Bên cạnh đó, điều kiện giao lưu, giải trí cũng rất hạn chế; khi chưa được đầu tư hệ thống viễn thông, mọi thông tin đến với người dân chủ yếu qua chiếc radio.

Sau khi Báo Cà Mau và Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau phản ánh về tình trạng khó khăn của bà con nơi đây, vừa qua, Viettel Cà Mau đã triển khai 15,5 km cáp quang tại khu vực ấp Cồn Cát, với tổng chi phí hơn 1,8 tỷ đồng. Theo đó, sau hơn 1 tháng triển khai, hiện tại đã có hơn 50 hộ sử dụng được Internet, 5 hộ sử dụng truyền hình, 5 hộ sử dụng camera an ninh. Ngoài ra, Viettel Cà Mau đã tặng 70 sim 4G cho các hộ dân tại ấp.

Nhân viên Viettel Cà Mau đến bảo trì các thiết bị viễn thông cho người dân ấp Cồn Cát.

Nhân viên Viettel Cà Mau đến bảo trì các thiết bị viễn thông cho người dân ấp Cồn Cát.

Ông Phạm Học Khiêm, Phó giám đốc Viettel Cà Mau, cho biết: “Với triết lý kinh doanh của Viettel là gắn liền hoạt động phát triển kinh doanh với hoạt động xã hội, đơn vị sẵn sàng triển khai hạ tầng tại các khu vực, địa bàn có điều kiện khó khăn hoặc có ít người dân sinh sống, để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân. Trong bối cảnh việc sử dụng Internet trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi người, sau khi biết được thông tin về khó khăn của người dân thì Viettel Cà Mau đã triển khai dự án Internet cáp quang tại ấp Cồn Cát. Qua đó, giúp bà con dễ dàng tra cứu các thông tin về thị trường, các mô hình sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Ðồng thời, việc vui chơi, giải trí, học tập của người dân trên địa bàn ấp cũng được cải thiện hơn”.

Ông Hồ Phương Phong, một trong những người dân sinh sống lâu năm ở địa phương, chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như bà con sống ở ấp Cồn Cát rất phấn khởi khi được Viettel Cà Mau đầu tư đường truyền cáp quang. Bây giờ được xem nhiều chương trình truyền hình, lên Internet mà không bị ngắt quãng, điện thoại thì lúc nào cũng có sóng; rất nhiều lợi ích cho bà con, học sinh trong công việc và học tập. Bà con hiện rất vui, có nhiều người ở đây mấy chục năm mà chưa có điều kiện tiếp cận thông tin, giải trí như bây giờ”.

Viettel Cà Mau hướng dẫn người dân ấp Cồn Cát cách sử dụng các dịch vụ của đơn vị.

Viettel Cà Mau hướng dẫn người dân ấp Cồn Cát cách sử dụng các dịch vụ của đơn vị.

Do hằng ngày đi đánh bắt ngoài biển, rồi bắt ốc len, vọp, cá trong rừng để kiếm sống nên việc liên lạc của ông Ngô Văn Ðàn với vợ và 2 đứa con nhỏ ở nhà rất khó khăn. Ông Ðàn bộc bạch: “Trước đây, gọi điện thoại về nhà rất khó, sóng lúc có lúc không, phải gọi nhiều lần mới được. Từ khi ấp được Viettel Cà Mau hỗ trợ đường truyền cáp quang thì bây giờ thoải mái, ở đâu cũng gọi được, tôi cũng bớt lo lắng khi đi xa. Giờ có wifi cáp quang thì mạng ổn định hơn, mạnh hơn; tiếp cận được nhiều tin tức bên ngoài nên người dân thấy phấn khởi hơn”.

Ông Phan Thanh Quới, Bí thư Chi bộ ấp Cồn Cát, chia sẻ: “Từ khi có điện, có wifi thì người dân ở ấp Cồn Cát rất phấn khởi, đây là điều bà con mong muốn bấy lâu nay. Mọi sinh hoạt trong gia đình rất thuận tiện, giải trí được thoải mái hơn. Ðặc biệt, bà con coi tin tức được nhiều hơn, tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức, có ích cho việc làm ăn, phát triển kinh tế gia đình”.

 “Viettel với vai trò là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin hàng đầu của Việt Nam và khu vực, luôn luôn ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình là phải hỗ trợ và đồng hành cùng với địa phương. Qua đó cho thấy, việc triển khai Internet trên địa bàn ấp Cồn Cát rất là việc làm rất quan trọng, không chỉ nâng cao đời sống của người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Phạm Học Khiêm chia sẻ./.

 

Quách Nguyên

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.