ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 12-1-25 08:53:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã bãi ngang vươn mình - Bài 1: Nông thôn mới nơi vùng đất khó

Báo Cà Mau (CMO) Với sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, tỉnh, huyện; cùng với sự vươn lên bằng chính nội lực của mình, 11 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo Quyết định số 1722/QÐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ ngày một khởi sắc. Trong đó, một số xã vươn lên mạnh mẽ và đứng vào hàng ngũ các xã đạt NTM của tỉnh.

Những ngày đầu năm 2021, niềm vui của người dân trên địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời được nhân lên gấp bội khi thông tin 100% thành viên Hội đồng Thẩm định NTM của tỉnh bỏ phiếu đồng thuận công nhận xã đạt chuẩn NTM. Kết quả này là một kỳ tích so với xuất phát điểm của xã.

Đạt chuẩn NTM là thành quả xứng đáng với những nỗ lực mà chính quyền và người dân đã bỏ ra trong suốt thời gian qua. Là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, Khánh Bình Tây Bắc trong tiềm thức của nhiều người cách đây không lâu là một xã nghèo, đời sống người dân vô cùng khó khăn. Nơi đây từng được xem là địa phương có tỷ lệ người dân ly hương cao nhất, nhì tỉnh bởi đất đai vừa trũng lại nhiễm phèn nặng, trồng lúa không được mà chăn nuôi cũng chẳng xong.

Vàm Ba Tỉnh, một cửa biển nhỏ nhưng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã Khánh Bình Tây Bắc.

Vùng đất một thời khó khăn

Gắn bó với mảnh đất nằm trên tuyến kênh Giáo Bảy, thuộc ấp Mũi Tràm C, gia đình ông Lâm Văn Lý là một trong những hộ đã trải qua nhiều thăng trầm của vùng đất này. Ở cái tuổi đã ngoài 60, ông Lý nhớ lại, khi mới về đây gia đình ở khu vực ngoài Dòng Cát (ngoài đê biển Tây). Tuy nhiên, do thiên tai, thời tiết khắc nghiệt nên di dời vào tuyến kênh Giáo Bảy ngày nay để sinh sống. “Khi đó từ Dòng Cát vào tuyến Giáo Bảy chỉ khoảng 1 cây số, nhưng mỗi lần ra vào phải tập hợp được nhiều người mới dám đi, do lúc ấy rừng rú rậm rạp, đường sá khó đi”, ông Lý kể.

Rồi khi vào tuyến Giáo Bảy cuộc sống cũng không mấy dễ dàng, đất trũng lại nhiễm phèn nặng nên việc canh tác vụ lúa vô cùng khó khăn. “Vùng đất này trước đây không có gì ngoài sậy đế và cỏ dại, mỗi lần dọn đất, cỏ sậy kéo lên thành giồng rộng hơn 3 m và chất cao như núi, khi đó làm ruộng không sạ mà cấy nọc nên cực nhọc vô cùng. Vất vả là vậy nhưng năm nào thời tiết thuận lợi lắm mỗi công đất mới kiếm được 4-5 giạ lúa”, ông Lý bồi hồi.

Tuy điều kiện tự nhiên vô cùng khó khăn nhưng tuyến kênh Giao Bảy cũng được xem là nơi có điều kiện thuận lợi nhất xã. Ở xã Khánh Bình Tây Bắc trước đây còn có Ấp 5 nổi tiếng bởi cái khó và cái nghèo, được đưa vào tốp đầu về những ấp nghèo nhất tỉnh. Ấp 5 nổi tiếng là vùng đất nhiễm phèn nặng, lại thường xuyên ngập úng khi vào mùa mưa, nhiều người đến đây rồi lần lượt rời đi vì không mưu sinh được ở vùng đất khó. “Ði Bình Dương” là cụm từ được xuất hiện nhiều nhất ở đây trong suốt thời gian ấy.

Nhắc đến các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, không thể bỏ qua Tân Thuận của huyện Ðầm Dơi. Nơi đây dù không khó khăn quá nhiều trong điều kiện phát triển kinh tế, nhưng lại gặp một rào cản lớn về hạ tầng giao thông và điều kiện dân cư. Dù không phải là xã có vị trí nằm quá xa trung tâm TP Cà Mau so với xã Ðất Mũi hoặc nhiều xã khác của huyện Năm Căn hay Ngọc Hiển, thế nhưng trước đây, mỗi lần nói đi công tác Tân Thuận, anh em phóng viên ai cũng ngán ngại bởi ngăn sông, cách đò.

Trước đây, để đến được Tân Thuận chỉ có 2 lựa chọn, một là phải thuê đò bao một nửa đoạn đường, hai là phải "đi ké" đường phía Bạc Liêu đến huyện Ðông Hải rồi lên phà qua Tân Thuận. Cũng vì giao thông khó khăn mà kinh tế - xã hội của địa phương chậm phát triển so với một số xã lân cận, nhất là trong xây dựng NTM. Ðứng ngay cửa biển Gành Hào với một bên là huyện Ðông Hải và một bên là xã Tân Thuận, những người sinh ra và lớn lên trên địa bàn xã Tân Thuận nói riêng và cả huyện Ðầm Dơi nói chung không khỏi chạnh lòng trước sự chênh lệch quá lớn về hạ tầng, kinh tế và đời sống… giữa đôi bờ Gành Hào.

Tân Thuận có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế, bởi vừa là vùng có diện tích nuôi thuỷ sản rộng, lại có cửa biển lớn là Gành Hào. Tuy nhiên, do hạ tầng giao thông yếu kém nên việc phát huy tiềm năng, lợi thế này còn hạn chế. Theo đó, đời sống người dân nhiều ấp vô cùng khó khăn. Mơ ước của người dân xã Tân Thuận có đường bê-tông được nhen nhóm khi năm 2009, công trình đường ô-tô về trung tâm xã được khởi công. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mãi đến cuối năm 2018 tuyến đường này mới hoàn thành.

Ðất nghèo về đích NTM

Mỗi nơi một cái khó, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của người dân và chính quyền sở tại trong nhiều năm qua đã đưa kinh tế - xã hội của địa phương vươn lên mạnh mẽ. Tiêu biểu là Khánh Bình Tây Bắc đạt chuẩn NTM, còn Tân Thuận tuy đường về đích NTM còn xa nhưng diện mạo nông thôn nơi đây đã có nhiều đổi thay vượt bậc.

Tuyến kênh Giáo Bảy, vùng đất khó ngày nào giờ đây đã trở thành tuyến dân cư kiểu mẫu của xã. Tuyến kênh này chỉ dài 4,2 km với một bên là ấp Mũi Tràm C và một bên là ấp Mũi Tràm B. Nơi đây hiện nay không chỉ là khu vực có kinh tế phát triển mà còn nổi tiếng cả tỉnh bởi sự học mà mọi người quen gọi là “Xóm Huế”. Vừa vào đầu kênh là hình ảnh đường sá phẳng phiu, hàng rào cây xanh được cắt tỉa thẳng tắp và phía trong là những căn nhà tường kiên cố…, góp phần cho bức tranh nông thôn tươi sáng hơn.

 Chia sẻ về hành trình để xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo về đích NTM, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc Bùi Chí Ngạn bộc bạch, đây là hành trình dài đầy gian nan, bởi Khánh Bình Tây Bắc không chỉ là xã rộng với 13 ấp, mà điều kiện tự nhiên vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các cấp và sự nỗ lực, quyết tâm của người dân đã tạo ra bước đột phá vượt bậc cho địa phương.

Ông Ngạn cho biết thêm, không chỉ đạt 19/19 tiêu chí NTM mà nhiều tiêu chí xã đạt rất cao. Tiêu biểu như, có 3.606/3.674 hộ dân được mắc điện kế, chiếm hơn 98%; toàn xã có 4/5 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 80%; thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 50 triệu đồng. Xã còn 83 hộ nghèo, chiếm 2,26%; 39 hộ cận nghèo, chiếm 1,06%… Ðặc biệt, hiện nay toàn xã không còn hộ gia đình ở nhà tạm, nhà dột nát. Trên địa bàn xã có 8 hợp tác xã và 35 tổ hợp tác; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%..., đời sống người dân không ngừng nâng cao.

Tuy chưa thể về đích NTM như Khánh Bình Tây Bắc, nhưng hiện nay diện mạo nông thôn của xã Tân Thuận đang đổi thay từng ngày. Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Trần Văn Triều chia sẻ, xác định cái khó và điểm nghẽn lớn nhất của xã là hạ tầng giao thông nên nhiều năm qua, địa phương tập trung nhiều nguồn lực để phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Chỉ tính riêng năm 2020, trên địa bàn xã đã triển khai xây dựng hoàn thành 22 công trình lộ với chiều dài 21 km, đến nay toàn xã có hơn 99 km lộ nông thôn kiên cố. Giao thông phát triển đã góp phần đưa kinh tế, đời sống của người dân cải thiện từng ngày, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt trên 40 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,9%. Ðây là tiền đề để xã bãi ngang ven biển Tân Thuận về đích NTM trong tương lai gần./.

 

Nguyễn Phú

BÀI 2: HƯỚNG TỚI NÔNG THÔN VĂN MINH

 

Không để ngộ độc thực phẩm

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các loại sản phẩm sử dụng nhiều dịp Tết. Ðể đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở đã gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Do vậy, để bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết, Ðoàn Kiểm tra liên ngành tỉnh đã bắt đầu tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về vấn đề ATTP, nhằm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm dịp Tết.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Tuổi trẻ xung kích trong phong trào lớn

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã và đang được triển khai quyết liệt, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đã phát huy vai trò xung kích của mình khi tích cực tham gia thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát cùng toàn tỉnh. Ðây cũng chính là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh đoàn xác định cho năm 2025.

Giải pháp tiết kiệm từ vật liệu... "hết thời"

Trong thời kỳ giá vật liệu xây dựng (VLXD) ngày càng leo thang, việc chọn lựa VLXD phù hợp với túi tiền đang trở thành bài toán khó đối với nhiều gia đình. Giữa làn sóng của những vật liệu hiện đại, đắt đỏ như gạch men cao cấp, đá granite hay gỗ công nghiệp nhập khẩu, nhiều người bắt đầu chuyển hướng sang các loại vật liệu “hết thời”, đó là những sản phẩm từng phổ biến nhưng hiện không còn được ưa chuộng vì mẫu mã lỗi thời. Ðây được xem là lời giải hiệu quả cho bài toán tiết kiệm chi phí xây dựng.

Niềm vui an cư

Mùa xuân mang theo niềm vui, hy vọng cho mọi người, mọi nhà. Ðối với những hộ khó khăn vừa được hỗ trợ nhà ở, đất ở thì niềm vui, niềm tin về cuộc sống no ấm như được nhân lên gấp bội.

47 sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt"

Chiều ngày 8/1, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, tuyên dương “Học sinh 3 tốt” cấp tỉnh, “Sinh viên 5 tốt” các cấp, năm học 2023-2024.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh làm việc cả ngày thứ Bảy

Qua ghi nhận tình hình thực tế, tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh đang xảy ra tình trạng quá tải vào một số giờ cao điểm trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục cấp Căn cước công dân và cấp định danh điện tử mức độ 2 cho người dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, Trường THCS thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Hạnh phúc an cư

“Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng để bà con có nhà mới đón Tết an vui; rà soát tất cả đối tượng được hỗ trợ xem hộ nào có thể triển khai xây dựng nhà được ngay thì tiến hành nhanh, nhưng phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả; phát huy cao nhất tinh thần, trách nhiệm, hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 8/2025...”. Ðây là chỉ đạo kỳ quyết của đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau.