ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-10-24 08:26:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã Trần Thới bức bách bài toán giao thông nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) xã Trần Thới, huyện Cái Nước được quan tâm đầu tư đồng bộ từ rất sớm. Đời sống bà con theo đó phát triển rõ rệt. Minh chứng cụ thể là tỷ lệ hộ nghèo toàn xã hiện chỉ ở mức 2,3%. Những tưởng với thuận lợi này sẽ giúp Trần Thới sớm về đích nông thôn mới (NTM). Thế nhưng, sạt lở đã và đang khiến Trần Thới phải gồng mình gánh chịu nhiều bất lợi.

Nằm giáp ranh với huyện Năm Căn, tuyến sông Cái Nước - Đầm Cùng tách đôi xã Trần Thới thành 2 khu vực, 6 ấp phía Đông và 6 ấp phía Tây. Với lộ trình xây dựng NTM hợp lý, hứa hẹn nhiều kết quả tích cực bởi 2 tiêu chí được cho là khó nhất (hộ nghèo và GTNT) đã được Trần Thới làm rất tốt. Tuy nhiên, sạt lở khiến người dân hoang mang, địa phương lo lắng khi những tuyến lộ mới lẫn cũ lần lượt bị nhấn chìm.

Tất bật di dời lộ cũ

Nhiều tuyến lộ được cảnh báo nguy cơ sạt lở cao, gây nguy hiểm cho người dân, khó khăn cho địa phương trong xây dựng NTM. (Ảnh chụp tại ấp Đông Mỹ, xã Trần Thới). 

Từ nhiều năm trước, khi một số địa phương khác còn khó khăn trong việc đi lại thì Trần Thới đã được đầu tư mỗi năm gần 10.000 m lộ. Nhờ vậy, đến nay toàn xã có tới 90.000 m lộ được xây dựng, gần như phủ kín, tạo thuận lợi cho bà con đi lại lẫn giao thương. Phó Chủ tịch UBND xã Trần Thới Liêu Chí Thu cho biết: “Tốc độ phát triển lộ GTNT của địa phương nhanh hơn so với các xã khác, nhưng những năm gần đây, sạt lở đã làm ảnh hưởng nhiều tuyến lộ và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, khó có thể phục hồi được. Nhất là khu vực 6 ấp ở phía Đông đang chịu ảnh hưởng bởi triều cường dâng cao gây ngập và sạt nhiều đoạn dài”.

Tuyến kinh xáng Đông Hưng trải dài qua ấp Mỹ Tân và một phần ấp Mỹ Đông là khu vực gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi sạt lở. Tính riêng từ tháng 6/2018 đến nay đã xảy ra 3 vụ sạt lở nghiêm trọng với tổng chiều dài hơn 1.600 m, có những đoạn bị lấn sâu vào đất 5-6 m. Ông Phạm Văn Tám, ấp Mỹ Tân, chỉ tay về con lộ trước nhà lo lắng: “Lúc trước ngoài mé lộ còn khoảng 4-5 m, còn tận dụng đất trồng bắp, trồng rau ăn được, giờ lở sâu vô gần nửa lộ rồi. Nhìn thấy vậy thôi chứ phía dưới rỗng hết rồi”.

Theo ghi nhận của địa phương, hiện tượng sạt lở bắt đầu có dấu hiệu năm 2014, nhưng do còn bãi, lở chưa sâu, năm nay đã bắt đầu báo động. Đơn cử, mới 2-3 tuần trước trên địa bàn ấp Mỹ Tân có 2-3 đoạn lộ 2 m sạt toàn bộ xuống sông, dân phải mướn xáng kéo lên, rồi vận động bà con, thanh niên đắp lại.

Ông Trương Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Tân, bộc bạch: “Triều cường mỗi năm lại cao hơn, còn lộ xuống cấp dần. Hiện nay đang vận động người dân lộ nào bị tràn, bể, đưa xáng vô hợp đồng nâng lên, rồi lấy đal dời lên, dân tự vận động nhau làm được 2 tuyến khoảng 5.000 m rồi”.

Vốn đầu tư rót chậm

Toàn ấp Mỹ Tân có 2 tuyến lộ, tuyến thứ nhất rộng 1,5 m, dài 3.000 m (xây dựng năm 2011) nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Tuyến lộ thứ hai rộng 2 m đầu tư năm 2014 với chiều dài 2.000 m nhưng đã sạt lở quá nhiều. Chỉ tay về phía đoạn lộ mới di dời, ông Thông thông tin thêm: “Chỗ này đã lở vô sâu 5-6 m. Ban đêm nước ròng sát nên dễ sạt lở. Lộ thì ngập lé đé do mưa nhiều, nhiều đoạn đang có nguy cơ sạt lở cao. Đoạn này đã sạt, mọi người kéo vô rồi đó. Còn nhiều chỗ khác nguy hiểm lắm. Dù dân ý thức cao, tự sửa chữa nhưng vẫn rất khó đảm bảo”.

Không những chịu ảnh hưởng sạt lở mà việc triều cường dâng cao, mặt bằng thấp, mưa lại gây ngập cục bộ đã khiến nhiều tuyến lộ vốn đã cũ càng nhanh chóng xuống cấp, hư hại. Được biết, trong số 90.000 m lộ của toàn xã, hiện đã có khoảng 50% trong tình trạng xuống cấp, cần đầu tư sửa chữa. Đây là những tuyến đường trục liên ấp, lộ 1,5 m, vượt quá khả năng của người dân và địa phương. Dù chính quyền địa phương đã báo cáo, kiến nghị về tỉnh, huyện nhiều năm nhưng được trả lời chưa có dự án, chưa có vốn nên không triển khai được.

Song song đó, khó khăn về vốn khiến những tuyến đường mới xây dựng cũng đành bỏ dở. Xã dự kiến xây dựng lộ 3 m, dài 4.000 m trên tuyến Bản Đá (ấp Bình Thành) nhưng vốn chậm khiến tuyến đường chỉ được 1.500 m (năm 2017) rồi nằm chờ vốn đến nay. Chủ trương đầu tư thay đổi, năm rồi vốn Nhà nước 100%, dân chỉ hiến đất và làm lộ đất đen, năm nay cũng cùng trên một tuyến, dân phải đóng góp 20% nên 28 hộ dân trên tuyến chưa thống nhất, khiến tiến độ chậm theo.

Ông Thu trăn trở: “Hiện nay xã đã đạt 13/19 tiêu chí NTM. Theo chỉ tiêu, năm 2018 địa phương được rót vốn 400 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được nên nhiều công trình giao thông kéo theo chậm tiến độ, nhất là những tuyến lộ 3-3,5 m để đạt chuẩn./.

Hồng Nhung

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.