ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:07:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây nhà từ "10.000 đồng"

Báo Cà Mau (CMO) Từ số tiền lẻ chỉ vài ngàn đồng tưởng chừng khó có thể làm được gì to tát, nhưng khi nhiều người đồng lòng góp lại, đã dựng nên nhiều ngôi nhà “Mái ấm nông dân”, giúp hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn an cư lạc nghiệp, thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Chương trình xây nhà “Mái ấm nông dân” là một trong những việc làm thiết thực của cán bộ, hội viên nông dân, được Hội Nông dân tỉnh phát động thực hiện từ đầu năm nay. Tỉnh hội giao chỉ tiêu đối với hội nông dân các huyện, thành phố mỗi năm vận động xây từ 1-2 căn. Hội nông dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chỉ đạo cơ sở rà soát đối tượng theo tiêu chí hội viên nông dân nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có nguồn thu nhập ổn định hoặc đột xuất gặp rủi ro vì thiên tai dịch bệnh, ưu tiên các hộ khó khăn về nhà ở.

Bàn giao nhà “Mái ấm nông dân” tại xã Tân Thành, TP Cà Mau.

Là hộ nghèo, không đất sản xuất, gia đình ông Trần Văn Duy (66 tuổi, ngụ ấp Rạch Nhum, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời) phấn khởi khi vừa cất xong căn nhà trị giá 65 triệu đồng, trong đó cán bộ, hội viên nông dân đóng góp hỗ trợ 45 triệu đồng.

Ông Duy bộc bạch: “Mấy đứa con tôi đều đi làm công nhân ở xa. Nhà có hai vợ chồng, chăn nuôi heo, gà, vịt quanh nhà cũng đủ trang trải, có điều muốn cất căn nhà không phải dễ, nên bao năm nay đành chịu cảnh lụp xụp. Nhờ địa phương quan tâm, bà con hỗ trợ cất được căn nhà, tôi mừng lắm. Trước đây, tôi còn được hỗ trợ giống vịt xiêm Pháp, nuôi rất hiệu quả, vì vậy, năm nay gia đình xin thoát nghèo”.

Ðể có nguồn xây dựng “Mái ấm nông dân”, mỗi xã, thị trấn được Hội Nông dân huyện phân bổ vận động 3 triệu đồng/năm, nộp vào tháng 3, sau đó tiến hành bốc thăm để chọn địa phương thực hiện, đến khoảng tháng 6 bàn giao nhà. Ông Nguyễn Văn Kỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Bình Ðông, tính toán: “Xã có 16 chi hội nông dân, trên 1.900 hội viên, mỗi chi hội giao nộp 200.000 đồng/năm, trong đó cán bộ hội hỗ trợ 100.000 đồng, tính ra mỗi hội viên đóng chưa tới 10.000 đồng cho một năm, là đủ nguồn để xây dựng một căn nhà cho hội viên nghèo”.

“Mái ấm nông dân” chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được xây dựng từ tình yêu thương, sẻ chia của những nhà nông chân chất, nghĩa tình và cộng đồng xã hội. Có thể giá trị vật chất của những ngôi nhà này chưa phải là lớn, nhưng đối với người nhận thì có ý nghĩa rất lớn, bởi đó là sự quan tâm, niềm khích lệ, động viên để vươn lên. 

Gia đình chị Kim Thị Liên (ấp Tân Khánh, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi) được hỗ trợ cất nhà “Mái ấm nông dân” trị giá 95 triệu đồng, trong đó cán bộ, hội viên góp 40 triệu đồng. Chị Liên phụ giúp việc nhà, chồng chị làm hồ, nhiều năm qua gia đình sống trong ngôi nhà xuống cấp, mưa, nắng đều ảnh hưởng đến sinh hoạt.

“Gia đình tôi rất cảm ơn các cấp hội nông dân đã quan tâm giúp đỡ. Từ nguồn hỗ trợ, tôi đã mượn thêm người thân để xây được ngôi nhà cấp 4 kiên cố. Có nhà ở đàng hoàng, vợ chồng tôi bớt đi nỗi lo, yên tâm làm ăn lo cho 2 đứa con học hành. Vui nhất là năm nay gia đình tôi đã làm đơn xin thoát khỏi hộ nghèo”, chị Liên bộc bạch.

Việc lựa chọn đối tượng hỗ trợ được tiến hành công khai, khách quan từ cấp chi hội cơ sở, bám sát các tiêu chí đặt ra. Quá trình triển khai xây dựng nhà, các cấp hội còn chú trọng động viên, phát huy tinh thần tương thân tương ái của hội viên nông dân qua việc giúp đỡ ngày công lao động, vật liệu xây dựng… Hiểu được giá trị nhân văn của chương trình nhà “Mái ấm nông dân”, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chung tay hỗ trợ để bà con có được căn nhà kiên cố, vươn lên phát triển kinh tế.

Ðến nay chương trình đã xây dựng hoàn thành 10 nhà “Mái ấm nông dân”, bàn giao cho những hộ hội viên nông dân nghèo, khó khăn về nhà ở. Tổng trị giá trên 756 triệu đồng, trong đó vận động cán bộ, hội viên nông dân, nhà hảo tâm, mạnh thường quân, doanh nghiệp đóng góp 490 triệu đồng, còn lại do gia đình, thân nhân đóng góp.

Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định: “Cùng với thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân Cà Mau luôn đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Chương trình “Mái ấm nông dân” mới khởi động nhưng được sự đồng thuận cao của cán bộ, hội viên. Ðây là tín hiệu vui để triển khai thực hiện trong thời gian tới hiệu quả hơn, kịp thời hỗ trợ nhiều hội viên gặp khó khăn về nhà ở. Kết quả lớn nhất mang lại là đã khơi dậy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống, góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương”./.

 

Mộng Thường

 

Liên kết hữu ích

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.