ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 22:06:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xe buýt chật vật để duy trì

Báo Cà Mau Vận tải hành khách bằng xe buýt đang chật vật duy trì hoạt động, các doanh nghiệp đang gồng mình giữ tần suất khai thác tuyến. Ông Châu Thanh Phong, Phó trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải, thông tin: “Trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, trên địa bàn tỉnh có 7 tuyến xe vận tải hành khách bằng xe buýt hoạt động, tương ứng với 109 xe, 4 doanh nghiệp vận tải (Hợp tác xã (HTX) Vận tải đường bộ Ðồng Tiến, Chi nhánh DNTN Tuấn Hiệp, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ vận tải Hoà Hiệp và Công ty TNHH Vận tải thương mại Giáp & Diệp).

Sau dịch, do hoạt động kém hiệu quả nên chỉ duy trì 5 tuyến/76 xe, 2 tuyến ngừng khai thác là tuyến Cái Nước - Cái Ðôi Vàm (dừng từ tháng 7/2020) và tuyến Cà Mau - Thứ Bảy (dừng tháng 11/2022). Hiện nay, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt còn hạn chế, 12 nhà chờ, xây dựng từ năm 2012-2014, nay đã xuống cấp, nhiều nhà cờ phải tháo dỡ vì hư hỏng nặng”.

Hiện nay, HTX Vận tải đường bộ Ðồng Tiến hoạt động 3 tuyến, với số lượng 29 xe, tần suất phục vụ 116 chuyến mỗi ngày.

Thực trạng vận tải hành khách bằng xe buýt khá ảm đạm, lượng khách giảm đều trên các tuyến từ 30-50%. Hầu hết khách là người già, người nghèo đi khám bệnh, học sinh và người buôn bán nhỏ.

Ông Ðỗ Hùng Dũng, Giám đốc HTX Vận tải đường bộ Ðồng Tiến, bộc bạch: “3 năm gần đây, việc kinh doanh vận tải liên tiếp gặp khó khăn, doanh nghiệp đối mặt với nhiều trở ngại, có tuyến phải chạy bù lỗ vì lượng khách giảm đáng kể. Cụ thể, tuyến Láng Trâm - Năm Căn và tuyến Cà Mau - Thới Bình giảm 50% lượng khách; tuyến Cà Mau - Sông Ðốc giảm 30% khách. Giá dầu thì tăng mà khách lại giảm, may là phần đông tài xế của HTX là người nhà nên cầm cự được đến thời điểm này”.

Ðối với Chi nhánh DNTN Tuấn Hiệp, tình hình cũng không khá hơn. Hiện doanh nghiệp này khai thác 3 tuyến, với 16 đầu xe (Cà Mau - Sông Ðốc, Ngã Năm - Cà Mau, Bạc Liêu - Phước Long). Tần suất các chuyến vẫn như trước nhưng lượng khách giảm 50% ở cả 3 tuyến.

Chia sẻ về việc lượng khách giảm, ông Lý Tuấn Hiệp, Giám đốc Chi nhánh DNTN Tuấn Hiệp, chia sẻ: “Xe thả, xe dù, xe dịch vụ... là nguyên nhân trực tiếp làm giảm khách; bên cạnh đó, phương tiện cá nhân liên tục đăng ký mới. Ðể cân bằng thu chi, doanh nghiệp buộc phải tăng giá vé. Tuy nhiên, không thể tăng theo giá thị trường, vì như vậy sẽ khiến khách quen bỏ tuyến. Bên cạnh đó, chi phí bảo dưỡng, chi phí vận hành phương tiện cao nên khó hoạt động như lúc trước”.

Các dịch vụ vận tải khách nở rộ với sức cạnh tranh gay gắt, cộng với khai thác không hiệu quả tuyến đường... dẫn đến doanh nghiệp không có kinh phí để duy tu, mua mới phương tiện. Ðược biết, với 76 xe đang tham gia hoạt động, có hơn 50% số lượng xe cần phải đại tu, nâng cấp và thay mới.

Ðể kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội dung hợp đồng đã ký kết, Sở Giao thông vận tải giám sát, kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất các xe chạy bất kỳ trên tuyến.

Các xe đang hoạt động hiện nay hầu hết được sản xuất từ năm 2011 trở về trước, sử dụng dầu diezen, chưa có xe sử dụng nhiên liệu sạch. Chưa kể, cơ sở vật chất đã xuống cấp nên chất lượng dịch vụ và tần suất hoạt động sẽ không đảm bảo, ít nhiều dẫn đến sự không hài lòng từ hành khách...

Ðể kịp thời nâng cao chất lượng dịch vụ, UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch “Phát triển, nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030”.

Theo đó, các doanh nghiệp đang khai thác các tuyến phải kịp thời thay thế phương tiện đã cũ, tuy nhiên, việc đáp ứng các yêu cầu về thay mới phương tiện là ngoài khả năng của các doanh nghiệp.

Dự kiến, giai đoạn 2023-2025 tỉnh mời gọi nhà đầu tư tham gia khai thác 2 tuyến xe buýt đã dừng hoạt động, là Cái Nước - Cái Ðôi Vàm, Cà Mau - Thứ Bảy (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Ngoài ra, mở mới 4 tuyến khi đảm bảo đủ điều kiện hoạt động gồm Cà Mau - Ðá Bạc, Cái Nước - Phú Mỹ,  Năm Căn - Ðất Mũi, Năm Căn - Sông Ðốc, Cà Mau - Ðầm Dơi - Tân Thuận.

 “Hiện tại, tuổi đời phương tiện đã 13 năm, với thực trạng vận tải hành khách cứ tiếp diễn theo đà này thì các tuyến dự định mở (mở lại và mở mới) doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng tham gia đấu thầu. Dự định của doanh nghiệp là khi đời xe khai thác hết sẽ ngừng hoạt động, nếu có đơn vị nào thay thế doanh nghiệp sẵn sàng nhường tuyến”, ông Tuấn Hiệp chia sẻ./.

 

Yến Nhi

 

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.

Ðảm bảo an toàn, trật tự trước cổng trường

Bước vào mùa tựu trường năm học 2024-2025, bên cạnh công tác chuẩn bị đón học sinh đến trường, việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trước và trong thời điểm khai giảng năm học mới được các ngành, các cấp, các địa phương đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thường xuyên.

Lễ Quốc khánh 2/9, Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông

Trong những ngày Lễ Quốc khánh 2/9, trên địa bàn tỉnh Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông. Công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác tấn công trấn áp tội phạm; phòng, chống cháy nổ... được các ngành, đơn vị chức năng triển khai thực hiện nghiêm túc.

Nguy cơ tai nạn từ vận chuyển vật liệu cồng kềnh

Hiện nay, một số người dân sử dụng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy hành nghề chở vật liệu xây dựng cồng kềnh lưu thông trên đường, không chỉ vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Ðảm bảo an toàn dịp lễ và tựu trường

Đợt nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và tựu trường năm học 2024-2025 cận kề. Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Ðiển hình như huyện Ngọc Hiển, địa bàn được đánh giá khá phức tạp, vì sẽ có đông lượng du khách đến trong dịp nghỉ lễ và nơi đây vẫn còn nhiều học sinh đến trường bằng phương tiện đò.

Xử lý mạnh hơn nữa lái xe vi phạm tốc độ

Ðiều khiển phương tiện quá tốc độ quy định là một trong những nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT). Việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm tốc độ đã và đang được ngành chức năng triển khai thường xuyên; qua đó, góp phần kéo giảm TNGT xuống mức thấp nhất.