ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 29-6-24 13:11:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xuất bản - Hoạt động đặc thù cần được quản lý chặt chẽ

Báo Cà Mau Xuất bản là hoạt động kinh tế đặc thù, sản xuất kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá đọc, nâng cao đời sống tinh thần cho xã hội, nhưng phải theo định hướng của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy định pháp luật.

Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Cà Mau, từ năm 2017 đến nay, trên địa tỉnh không có nhà xuất bản, không có doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nhập khẩu. Hiện chỉ có 1 doanh nghiệp kinh doanh phát hành xuất bản phẩm là Công ty Sách - Thiết bị Cà Mau, 2 nhà sách lớn của Công ty cổ phần Phát hành sách TP Hồ Chí Minh và một số cơ sở phát hành nhỏ lẻ khác. Hầu hết các doanh nghiệp đều bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc khai thác nguồn hàng, đa dạng hoá về chủng loại, nội dung, hình thức sản phẩm... phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng và kinh doanh có hiệu quả đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Năm 2023 và những tháng đầu năm nay, Sở TT&TT đã cấp giấy phép xuất bản cho hơn 36 tài liệu không kinh doanh. Các xuất bản phẩm được cấp giấy phép xuất bản trên địa bàn tỉnh khá đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung, bảo đảm tính định hướng, tính thông tin, tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của tỉnh, địa phương, ngành và bám sát thực tiễn cơ sở…

Công ty Sách và Thiết bị Cà Mau là đơn vị độc quyền phát hành sách của Nhà Xuất bản Giáo Dục.

Ông Nguyễn Văn Đen, Phó giám đốc Sở TT&TT, cho biết: “Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản, tất cả các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này đều được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở TT&TT tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính công của tỉnh, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động cấp phép của các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, Sở TT&TT đã tham mưu cho UBND tỉnh công bố đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính mới ban hành, cũng như sửa đổi, bổ sung lĩnh vực xuất bản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TT&TT. Công khai quy trình thực hiện trên Trang thông tin điện tử của Sở TT&TT để các tổ chức, cá nhân tiện tra cứu, tìm kiếm thông tin và nộp hồ sơ qua mạng Internet, toàn bộ thủ tục hành chính lĩnh vực TT&TT thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4”.

Tuy nhiên, để hoạt động xuất bản từng bước đi vào nền nếp, tạo ra những sản phẩm văn hoá có giá trị, phổ biến kiến thức khoa học, phản ánh kịp thời những kết quả, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng...  góp phần nâng cao nhận thức, giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương. Từ năm 2017 đến nay tỉnh Cà Mau không có nhà xuất bản nên hoạt động xuất bản không có, chỉ quản lý về tài liệu xuất bản không kinh doanh do Sở TT&TT cấp phép. Tính đến cuối năm 2023, Sở TT&TT đã tổ chức hơn 20 cuộc kiểm tra đối với lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Qua đó, phát hiện hơn 38 đơn vị vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 50 triệu đồng. Đồng thời thu hồi, tiêu hủy hơn 1,8 triệu xuất bản phẩm in lậu, dán tem giả.

Phối hợp liên ngành kiểm tra ngẫu nhiên nội dung sách được bày bán trên thị trường. (Ảnh do Sở TT&TT cung cấp)

Theo ông Đen, hiện nay, mạng lưới phát hành xuất bản phẩm phát triển rộng khắp ở các hiệu sách văn hoá phẩm hộ gia đình, nhỏ lẻ trải đều từ thành phố đến các huyện trong tỉnh. Trong khi tình trạng buôn bán sách in lậu khá phổ biến, nhất là in lậu sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo Dục, mà trong tỉnh chỉ có Công ty Sách và Thiết bị Cà Mau là đơn vị độc quyền phát hành sách của Nhà Xuất bản Giáo Dục, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân nên không ít cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ phải mua sách từ các nhà sách ngoài tỉnh, gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát nguồn gốc in, phát hành.

Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, xuất bản truyền thống dần chuyển đổi sang xuất bản điện tử nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu học tập, nghiên cứu của cộng đồng, xã hội. Đặc biệt ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Điều đó tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, tìm kiếm và tham khảo các công nghệ mới để ứng dụng trong hoạt động của mình. Song, hoạt động giao dịch thương mại điện tử trên không gian mạng liên quan đến hoạt động xuất bản cũng đang diễn biến phức tạp, bởi sự vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ… làm ảnh hưởng tiêu cực đến tính giáo dục thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt.

Thế nên, thời gian tới Sở TT&TT sẽ tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng thúc đẩy hoạt động xuất bản, cũng như rà soát, bổ sung và hoàn thiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất bản, Đồng thời, tập trung vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản, in và phát hành, nhằm kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm để tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này.

In ấn cũng cần được kiểm tra nội dung trước khi phát hành. (Ảnh chụp tại Công ty Cổ phần Dịch vụ - In Trần Ngọc Hy Cà Mau) 

“Cụ thể trong năm nay, Sở TT&TT tập trung giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng trình tự, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Qua đó, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các văn bản pháp luật trong lĩnh vực xuất bản, phát hành xuất bản phẩm. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản, phát hành”, ông Nguyễn Văn Đen thông tin./.

Mỹ Pha

 

 

Hoạt động xuất bản chuyển biến tích cực 

Những năm qua, hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh Cà Mau từng bước ổn định và đi vào nền nếp. Song, hoạt động này vẫn có những bất cập như: xuất bản phẩm in sao lậu, vi phạm bản quyền, không rõ nguồn gốc xuất xứ… ảnh hưởng tiêu cực đến tính giáo dục thẩm mỹ, văn hoá xã hội.

Nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản

Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc, hướng tới sử dụng thực phẩm an toàn, thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (thuộc Sở Y tế) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 1/6: Giấy phép lái xe được xác thực trên ứng dụng VNeID là hợp lệ

Theo quy định mới của Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT, ngày 31/3/2024 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái (Thông tư 05), kể từ ngày 1/6/2024 (ngày Thông tư có hiệu lực thi hành), giấy phép lái xe (GPLX) được xác thực trên ứng dụng VNeID được xem là giấy phép hợp lệ khi tham gia giao thông.

Triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Ngày 25/5, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở cho hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh; trưởng, phó công an các huyện, xã… trực thuộc Công tỉnh Cà Mau.

Đôi điều cần lưu ý khi sử dụng bao bì thực phẩm

Theo quy định hiện hành, tất cả các loại bao bì cũng như các loại sản phẩm, thực phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn.

Xuất bản - Hoạt động đặc thù cần được quản lý chặt chẽ

Xuất bản là hoạt động kinh tế đặc thù, sản xuất kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá đọc, nâng cao đời sống tinh thần cho xã hội, nhưng phải theo định hướng của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy định pháp luật.

Sẽ quản lý chặt nguồn thuế thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến và ngày càng lớn rộng. Có thể nói, đây là lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý thuế.

Vướng mắc trong quản lý an toàn thực phẩm

Năm 2010, khi Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, phân công quản lý cho 3 ngành: Y tế, Công thương và Nông nghiệp.