ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 19:50:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xứng tầm phường đô thị văn minh

Báo Cà Mau Hiện nay, kết cấu hạ tầng của Phường 1, TP Cà Mau, cơ bản hoàn chỉnh, bộ mặt đô thị khang trang, sạch đẹp; đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao; văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ. Ðó là thành quả của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân qua 5 năm, kể từ khi địa phương được công nhận phường đạt chuẩn đô thị văn minh (ÐTVM).

Phường hiện có trên 3.920 hộ dân, với hơn 14.692 khẩu, gồm 3 dân tộc: Kinh (3.508 hộ), Hoa (214 hộ) và Khmer (198 hộ) cùng nhau sinh sống. Cả 5 khóm đều đạt chuẩn văn hoá, có 179 tổ Nhân dân tự quản, 19 tuyến phố văn minh, 14 khu dân cư tự quản.

Phường 1 là một trong những đơn vị đầu tiên của TP Cà Mau đạt chuẩn phường ÐTVM năm 2018. Nối tiếp kết quả đạt được, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường tập trung quyết liệt xây dựng và nâng chất phường ÐTVM đạt các tiêu chuẩn của phường ÐTVM nâng cao. Những nỗ lực đã mang lại quả ngọt hôm nay.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, Phường 1 như khoác lên mình chiếc áo mới.

Ông Lê Thái Minh Tâm, Bí thư Ðảng uỷ Phường 1, cho biết: “Theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg, ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ, quy định tiêu chí, trình tự thủ tục xét công nhận đạt chuẩn ÐTVM, thì đô thị cần đáp ứng được 9 tiêu chí cơ bản: quy hoạch đô thị, giao thông đô thị, môi trường và an toàn thực phẩm, an ninh và trật tự, thông tin và truyền thông đô thị, việc làm, thu nhập và hộ nghèo, văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục, hệ thống chính trị và trách nhiệm chính quyền của đô thị. Từ đó, phường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai sâu rộng trong toàn Ðảng bộ và Nhân dân trên địa bàn nắm chủ trương, chung sức thực hiện”.

Một điểm nhấn trong công tác xây dựng phường ÐTVM là giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Thời điểm năm 2018, trên địa bàn phường có 15 hộ nghèo và 47 hộ cận nghèo. Ðến thời điểm hiện tại, phường đã xoá trắng hộ nghèo, chỉ còn duy nhất 1 hộ cận nghèo.

Bà Nguyễn Thị Loan Em, Chủ tịch UBND Phường 1, chia sẻ: “Ðể giảm tỷ lệ hộ nghèo và không để tái nghèo, địa phương đã phân công các hội, đoàn thể, đặc biệt là hội liên hiệp phụ nữ theo sát từng hội viên, nắm tâm tư, nguyện vọng để kịp thời có phương án hỗ trợ. Ðồng thời, địa phương tích cực hỗ trợ chị em, hộ gia đình, tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, các nguồn vốn của các hội, đoàn thể, để phát triển kinh tế. Từ đó, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, từ mức trên 75 triệu đồng (năm 2018) lên trên 82 triệu đồng (năm 2023)”.

Trên địa bàn phường có chùa Monivongsa Bopharam để đồng bào dân tộc Khmer đến sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá.

Ðiểm nhấn nữa là cảnh quan môi trường. Các tuyến đường trên địa bàn được rải nhựa hoặc bê tông hoá theo đúng quy hoạch; các tuyến phố chính đều có vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh che bóng mát; hệ thống đèn tín hiệu, biển chỉ dẫn giao thông được lắp đặt đầy đủ.

“Ðể giữ mỹ quan và hành lang an toàn giao thông đô thị, UBND phường đã chỉ đạo các hội, đoàn thể phối hợp với lực lượng trật tự đô thị ra quân dọn dẹp, đảm bảo an toàn giao thông đô thị. Kết quả, đã có trên 785 lượt ra quân, có trên 3.055 lượt trường hợp mua bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè được nhắc nhở. Từ đó, không còn hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè; các hộ kinh doanh, mua bán tuân thủ và không vi phạm trật tự an toàn giao thông”, bà Loan Em cho biết.

Các tuyến đường được quét dọn thường xuyên, tạo mỹ quan cho phường ĐTVM.

Cụ Nguyễn Thị Danh, Khóm 5, phấn khởi: “Trước đây đường sá đi lại khó khăn lắm, nhà ở của người dân còn ọp ẹp, điều kiện sống không được tốt như bây giờ. Qua 5 năm, kể từ khi phường đạt chuẩn ÐTVM, tôi nhận thấy diện mạo phường thay đổi từng ngày, đời sống vật chất, tinh thần của người dân chúng tôi được nâng lên đáng kể”.

Các tuyến đường được số hoá địa chỉ.

“Kết quả đạt được hôm nay không thể không nói đến sự đồng lòng của người dân. Những năm qua, ngoài hệ thống truyền thanh, phường còn xây dựng thêm kênh thông tin qua Zalo và các trang mạng xã hội khác để đưa thông tin, nội dung chỉ đạo của tỉnh, thành phố, cũng như những nội dung thông tin của phường đến gần với người dân nhanh chóng hơn”, bà Loan Em cho biết thêm.

Nói về định hướng phát triển của địa phương, ông Tâm phấn khởi: “Hiện nay trên địa bàn phường có rất nhiều dự án lớn đang triển khai. Ðây cũng là điều kiện để Phường 1 phát triển hơn nữa trong thời gian tới”./.

 

Kim Cương - Lê Tuấn

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.