ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 17:21:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) nói chung và BHXH tỉnh Cà Mau nói riêng đã quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), bao gồm nguồn nhân lực và cả hạ tầng mạng lẫn hệ thống phần mềm, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, mở rộng cung cấp dịch vụ công, hoàn thiện hệ sinh thái BHXH 4.0. Từ đó, các hoạt động của đơn vị đều được rõ ràng, minh bạch.

Trưởng phòng Công nghệ thông tin, BHXH tỉnh Cà Mau Võ Minh Quang cho biết, hiện BHXH tỉnh ứng dụng 22 phần mềm vào quản lý các hoạt động của ngành, mỗi lĩnh vực nghiệp vụ có một phần mềm ứng dụng. Cụ thể: Phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành (Eoffice), phần mềm kế toán tài chính BHXH, phần mềm Tiếp nhận hồ sơ giao dịch điện tử, phần mềm giám định BHYT, cổng kê khai hồ sơ BHXH điện tử trực tuyến, phần mềm Hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH…

Hệ thống các phần mềm nghiệp vụ ngoài việc phục vụ, hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ còn có chức năng kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu có liên quan với nhau, liên thông giữa các phần mềm theo một quy trình giúp việc quản lý lĩnh vực thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và giải quyết, chi trả các chế độ chính sách BHXH trong toàn hệ thống BHXH chặt chẽ, khoa học. Các hệ thống phần mềm đang sử dụng được cập nhật thường xuyên, từ đó kịp thời điều chỉnh, nâng cấp, đáp ứng các văn bản quy định hiện hành.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau.

Tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) về bảo hiểm, BHXH tỉnh đã tổ chức kiện toàn bộ máy bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau và Công văn số 08/TTGQTTHC về việc cung cấp danh sách công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh và để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ trong năm 2021. 

Theo đó, ngành BHXH tăng cường thực hiện giao dịch BHXH điện tử theo Quyết định số 08/2015/QÐ-TTg ngày 18/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về giao dịch điện tử trong thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN và đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Triển khai các phần mềm Hệ thống gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình và đóng tiếp BHXH tự nguyện thông qua ứng dụng E-banking của ngân hàng.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp về việc nộp và nhận kết quả giải quyết TTHC chính về BHXH, BHYT, BHTN qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính công nhằm giảm thời gian và chi phí thực hiện. Nâng cao tỷ lệ đơn vị, hồ sơ giao dịch điện tử và bưu chính công. Ðến nay, 96% các đơn vị giao dịch điện tử với ngành BHXH; 89,76% hồ sở gửi qua giao dịch điện tử; tỷ lệ hồ sơ trả qua bưu chính đạt 21,34%; chi trả không dùng tiền mặt đạt 40%; 18/27 TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và đang tiếp tục đẩy mạnh.

Theo Giám đốc BHXH tỉnh Cà Mau Trịnh Trung Kiên, dù đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, nhưng con người vẫn là khâu quyết định. Vì vậy, BHXH tỉnh thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và đội ngũ nhân lực trong hệ thống BHXH tỉnh quán triệt và nghiêm túc thực hiện các văn bản, quy định của ngành, của đơn vị về kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế làm việc, quy tắc ứng xử và đạo đức công vụ. Quán triệt phương châm hành động của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả”. Thực hiện kiểm tra thường xuyên, đột xuất trong thực thi nhiệm vụ nhằm kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và công dân trong giải quyết TTHC. Song song đó, để thực hiện nghiêm túc nội quy, kỷ luật lao động, đảm bảo giờ công làm việc cũng như tác phong phục vụ đối tượng, BHXH tỉnh đã ban hành Quyết định số 472/QÐ-BHXH ngày 22/10/2020 về việc Ban hành Quy chế làm việc của BHXH tỉnh Cà Mau. Mỗi người trong ngành là một cá nhân tiêu biểu, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành.

Luôn phát huy vai trò người đứng đầu, đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, ngành BHXH chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ; vận dụng linh hoạt, đúng quy định các chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về BHXH, BHYT phù hợp với tình hình địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất; phát huy ý tưởng, sáng kiến, góp phần cải thiện nhanh và hiệu quả chỉ số PCI của tỉnh./.

 

Phúc Duy

 

Liên kết hữu ích

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.

Số hoá, phục vụ vì dân

Ðẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ, là nhiệm vụ quan trọng mà huyện Phú Tân triển khai trong nhiều năm qua.

Cải cách, nâng chất vì sự hài lòng

Những năm qua, huyện Ngọc Hiển tập trung cải cách hành chính (CCHC) theo hướng sát với điều kiện, tình hình thực tế địa phương, nhằm tạo bước chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nổi bật là việc triển khai các mô hình hiệu quả về cải cách TTHC.

Tăng tốc để nâng mức độ hài lòng

Qua kết quả đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của tỉnh cho thấy, các sở, ban, ngành tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt. Ðặc biệt là các tiêu chí, tiêu chí thành phần về kết quả số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Từ đó, thể hiện rõ nét những thay đổi của tỉnh trong việc đẩy mạnh giải quyết TTHC qua môi trường mạng, ngày càng nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.