ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 13:06:21

Ðăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa còn nhiều khó khăn

Báo Cà Mau Hiện nay, trên các tuyến sông và vùng ven biển trên địa bàn huyện Phú Tân có hơn 10.000 phương tiện thuỷ. Việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện là nhu cầu cần thiết, nhằm đưa phương tiện vào quản lý, đồng thời xác lập quyền chủ sở hữu tài sản của chủ phương tiện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc đăng ký, đăng kiểm các phương tiện thuỷ nội địa ở huyện Phú Tân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, trên các tuyến sông và vùng ven biển trên địa bàn huyện Phú Tân có hơn 10.000 phương tiện thuỷ. Việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện là nhu cầu cần thiết, nhằm đưa phương tiện vào quản lý, đồng thời xác lập quyền chủ sở hữu tài sản của chủ phương tiện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc đăng ký, đăng kiểm các phương tiện thuỷ nội địa ở huyện Phú Tân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Theo báo cáo của Ðội Quản lý giao thông thuỷ, bộ huyện Phú Tân, hiện toàn huyện có 10.763 phương tiện thuỷ nội địa, đến nay chỉ có 3.269 phương tiện đăng ký, đăng kiểm, chiếm 30,4% tổng số các phương tiện hiện có trên địa bàn, gây khó khăn cho công tác quản lý phương tiện của ngành chức năng.

Vùng nông thôn vẫn còn nhiều phương tiện thuỷ không đăng ký, đăng kiểm và người điều khiển phương tiện cũng không đủ độ tuổi.

Nguyên nhân phương tiện đăng ký đạt thấp là do người dân chưa ý thức được việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện là nhằm bảo đảm quyền lợi cho chính người sử dụng. Mặt khác, do phần lớn chủ phương tiện giao thông thuỷ là người ở nông thôn, điều kiện kinh tế cũng như đi lại của bà con còn gặp nhiều khó khăn và đa phần người dân cũng chưa hiểu được việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện có thời hạn sử dụng là bao lâu nên chỉ đăng ký 1 lần rồi không đăng ký lại.

Gia đình bà Phan Thị Nhỏ, ở ấp Cái Ðôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, có 2 phương tiện vỏ composite và máy Volga là phương tiện chủ yếu để kiếm sống của gia đình, hằng ngày ra vào các cửa biển để tìm kế mưu sinh. Các phương tiện này được bà mua sử dụng từ năm 2010, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện đăng ký, đăng kiểm đầy đủ. Bà Phan Thị Nhỏ nói: "Hồi đó mua, có đăng ký 1 vỏ rồi, còn lại 1 cái chưa đăng ký, mà đăng ký cách đây 3, 4 năm gì đó, rồi không có nghe ai kêu đăng ký lại gì hết nên không biết".

Tương tự, gia đình ông Lê Văn Cưng, cùng ấp Cái Ðôi Nhỏ, cũng có một phương tiện gia đình, là vỏ composite và máy Volga, ông đã sử dụng gần 3 năm nay. Hôm chúng tôi đến hỏi việc thực hiện đăng ký, đăng kiểm, ông trả lời thản nhiên: "Phương tiện để đi lại gần thôi nên đâu có đăng ký làm gì, với lại hồi mua tới giờ cũng đâu nghe ai kêu đăng ký, đăng kiểm gì đâu".

Phải chăng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ý thức của người dân chưa cao hay chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động đăng ký, đăng kiểm phương tiện? Trong khi đó, cứ khoảng ngày 16 hằng tháng, Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện tổ chức đăng kiểm một lần, nhưng đến nay việc quản lý các phương tiện vẫn còn lỏng lẻo.

Ông Phạm Văn Khởi, Phó Trưởng Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Phú Tân, cho biết: "Trước đây, Phòng Kinh tế Hạ tầng có phối hợp với các xã, thị trấn, tổ chức đăng ký, đăng kiểm tại xã, nhưng không đạt hiệu quả nên tập trung một điểm về huyện để đăng ký. Phòng Kinh tế Hạ tầng đã có công văn gửi về cho các xã triển khai việc đăng ký đăng kiểm đến người dân biết, nhưng do thời gian quá lâu, người dân lại không hiểu thời gian sử dụng việc đăng ký, đăng kiểm là bao lâu nên không đi đăng ký lại, một phần do lộ giao thông phát triển, nên phương tiện xuồng máy ở gia đình ít sử dụng nên người ta không đi đăng ký".

Ðể khắc phục tình trạng không đăng kiểm phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa, các ngành chức năng cần tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, đặc biệt là ở cấp xã, thị trấn, cần phổ biến rộng rãi đến tận người dân hiểu được việc thực hiện đăng ký, đăng kiểm phương tiện.

Các lực lượng chức năng cần thường xuyên mở các đợt cao điểm kiểm tra, xử lý phương tiện nhằm tác động đến ý thức chấp hành của người dân. Ngành giao thông và các địa phương cần điều tra, cập nhật số lượng phương tiện giao thông đường thuỷ hiện có để bảo đảm công tác đăng ký, đăng kiểm đạt kết quả. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, đặt công tác này là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, hàng đầu.

Ông Phạm Văn Khởi nói: "Sắp tới, Phòng Kinh tế Hạ tầng tiếp tục phối hợp các xã, thị trấn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tận người dân. Ðồng thời, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau tổ chức đăng ký, đăng kiểm tại xã để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến đăng ký".

Quản lý phương tiện thông qua việc đăng ký, đăng kiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Vì vậy, phải coi công tác này là trách nhiệm, nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để nâng cao ý thức chấp hành của người dân./.

Bài và ảnh: Hồng Tươi

Phổ biến tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ”

Tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ” (xe đã thay đổi kết cấu) tham gia giao thông, không còn xa lạ đối với nhiều người. Ðiều đáng nói là nhiều đối tượng thanh - thiếu niên chỉ vì muốn thể hiện mình mà có hành vi ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây mất an toàn giao thông như: sử dụng các loại xe này đi tốc độ cao, nẹt pô, lạng lách, đánh võng... Thế nhưng, ngành chức năng rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm này, bởi hiện nay chế tài xử phạt chưa thực sự đủ sức răn đe. Vì thế, khi lực lượng chức năng kiểm tra là lại phát hiện vi phạm.

Cần thanh thải cầu không còn sử dụng

Cầu Kênh 5 (nằm trên Quốc lộ 63B, đoạn qua ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng) đã không còn giá trị sử dụng, cần được thanh thải để đảm bảo an toàn giao thông.

Họp chợ trái phép vẫn tái diễn

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới dành cho người đi bộ vẫn tái diễn, dù lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt.

Nâng cao ý thức an toàn giao thông

Nhiều năm qua, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt pháp luật về an toàn giao thông gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, qua đó, ý thức người dân tham gia giao thông có bước chuyển biến tích cực.

Chuyển biến tích cực nhờ kiểm tra nồng độ cồn

Thời gian qua, số người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn TP Cà Mau giảm hơn so với trước rất nhiều. Bên cạnh công tác xử lý, việc tuyên truyền được đẩy mạnh, từ đó hình thành thói quen trong người dân "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Xem xét xử lý trách nhiệm vụ xe vượt tải qua cầu gây hư hại

Liên quan vụ việc xe tải trọng 31 tấn qua cầu 3,5 tấn dẫn đến hư hại công trình, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện xem xét trách nhiệm Phó trưởng công Công an huyện kiêm Phó trưởng ban Thường trực Ban ATGT huyện, do trong kiểm tra, chỉ đạo tuần tra, kiểm soát và xử lý đối với xe quá tải trọng chưa chặt chẽ, để xảy ra vụ việc nêu trên.

Nguy cơ mất an toàn giao thông tuyến cửa ngõ

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm TP Cà Mau, đường Lý Thường Kiệt có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày rất cao. Ðặc biệt, trên tuyến này còn có bến xe, nhiều kho bãi hàng hoá, bệnh viện... nên tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Hiểm hoạ từ tai nạn giao thông đường thuỷ

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, thông tin: "Tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ ít xảy ra, nhưng một khi xảy ra thì hậu quả rất nặng nề. Vì thế, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự ATGT đường thuỷ nội địa của người dân và người điều khiển phương tiện đường thuỷ được coi là hết sức cần thiết".

Thượng tôn pháp luật về an toàn giao thông

Trước thực trạng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là học sinh, sinh viên, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: "Tới đây, huyện sẽ triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) do lỗi chủ quan, nâng cao ý thức người tham gia giao thông nói chung, học sinh và sinh viên nói riêng".

Nhiều giải pháp làm giảm tai nạn

Thời gian qua, ở huyện U Minh xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng, không chỉ mất mát mà còn gây thương tật nặng nề cho những người gặp nạn. Trước thực trạng trên, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm làm dừng, làm giảm TNGT.