ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:15:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Bản đồ di động”

Báo Cà Mau Bốn năm trước, tôi là một trong số rất nhiều cô, cậu tân sinh viên lơ ngơ từ quê lên thành phố. Sài Gòn hoa lệ so với miền quê sông nước mà tôi gắn bó từ bé quả thật khác xa nhau ghê gớm. Quê tôi không có những con đường cắt nhau chằng chịt như tơ vò, không có hàng dài những chiếc container, xe tải, xe bốn bánh, xe gắn máy nối tiếp nhau hằng cây số mỗi khi dừng đèn đỏ... Chính vì những thứ quá xa lạ ấy, cô bé 20 tuổi đầu khi ấy là tôi hoàn toàn choáng ngợp.

Bốn năm trước, tôi là một trong số rất nhiều cô, cậu tân sinh viên lơ ngơ từ quê lên thành phố. Sài Gòn hoa lệ so với miền quê sông nước mà tôi gắn bó từ bé quả thật khác xa nhau ghê gớm. Quê tôi không có những con đường cắt nhau chằng chịt như tơ vò, không có hàng dài những chiếc container, xe tải, xe bốn bánh, xe gắn máy nối tiếp nhau hằng cây số mỗi khi dừng đèn đỏ... Chính vì những thứ quá xa lạ ấy, cô bé 20 tuổi đầu khi ấy là tôi hoàn toàn choáng ngợp.

Tôi nhớ mình đã cầm khư khư tấm bản đồ trong tay mà vẫn không thể xác định được đường đến trường, dù nó chỉ cách tôi vài bước chân. Và có thể tôi đã lỡ mất buổi khai giảng quan trọng của đời sinh viên nếu không gặp chú xe ôm thân thiện.

Minh hoạ: H.V

Có lẽ nhìn vẻ mặt ngơ ngác của tôi, chú đã phần nào hiểu ra vấn đề cô bé tân sinh viên này gặp phải. Người đàn ông trung niên với nước da đen, khuôn mặt xương xương, vóc người nhỏ nhắn với chiếc nón bảo hiểm luôn ở trên đầu nhẹ nhàng tiến lại gần tôi, chú hỏi tôi học trường nào và tận tình chỉ cách để tôi đến trường nhanh nhất. Người xe ôm tốt bụng ấy còn "khuyến mãi" cho tôi thêm cách đi đến vài địa điểm thông dụng khác nữa.

Trước lời cảm ơn của tôi, chú cười rất thoải mái và nói: "Mai mốt, nếu con đi đâu mà không biết đường, cứ ghé vào mấy ông xe ôm như chú mà hỏi, đường nào mấy chú cũng biết hết, cứ yên tâm". Sau câu nói chắc như đinh là cái nháy mắt hóm hỉnh làm tôi thấy yên tâm phần nào. Sài Gòn bon chen nhưng đâu phải không còn những con người sống dạt dào tình yêu thương!

Bốn năm đại học, không biết bao nhiêu lần tôi phải dừng lại để hỏi thăm đường mấy chú xe ôm và lần nào tôi cũng nhận được câu trả lời mình cần. Tôi tự đặt cho các vị ấy là "bản đồ di động" của riêng tôi. Với tôi, những tấm "bản đồ" này đáng yêu, đáng kính và thân thiện hơn Google map rất nhiều!

Phan Nguyễn Phương Trinh

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.