ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 12-12-23 03:02:55

Ðề xuất giảm thời gian lái xe cần nghiên cứu kỹ

Báo Cà Mau Tại Dự thảo Luật Ðường bộ, Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định thời gian lái xe của tài xế không được vượt quá 8 tiếng và giảm thời gian lái xe liên tục vào ban đêm xuống dưới 3 tiếng trong khung giờ từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Nếu đề xuất này được thông qua, doanh nghiệp vận tải sẽ chịu rất nhiều tác động.

Dự thảo Luật Ðường bộ, Bộ Giao thông vận tải vừa đề xuất về quy định thời gian lái xe của tài xế. Nếu thực hiện theo đề xuất này, không chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách , mà còn ảnh hưởng đến lĩnh vực vận tải hàng hoá.

Ông Hà Duy Tuấn, Trưởng chi nhánh Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang tại Cà Mau, khá băn khoăn trước đề xuất quy định thời gian lái xe của tài xế. Với quãng đường hơn 300 km từ Cà Mau đi TP Hồ Chí Minh và ngược lại, lâu nay, đơn vị vẫn bố trí 2 tài xế và 1 phụ xe.

 “Trên quãng đường này, chúng tôi có bố trí điểm dừng chân hợp lý và đảm bảo 4 tiếng sẽ thay lái xe 1 lần. Do là xe khách đường dài, nên khung giờ chạy ban đêm với khoảng thời gian này là hợp lý. Tuy nhiên, nếu theo quy định trong khung giờ từ 22 giờ đến 6 giờ sáng lái xe chỉ lái 3 tiếng thì lại khá bất cập. Bất cập đầu tiên là chúng tôi phải bố trí lại điểm dừng chân, thêm vào đó là phải bố trí thêm 1 tài xế. Việc bố trí như thế này sẽ kéo theo các chi phí phát sinh, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp", ông Tuấn chia sẻ.

Ðó cũng là khó khăn chung nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định đường dài gặp phải.

Hơn 20 năm trong nghề lái xe đường dài, anh Nguyễn Văn Nhiên, ngụ Phường 8, TP Cà Mau, hiểu rõ việc lái xe đường dài vào ban đêm. Trước đề xuất chỉ được lái xe 3 tiếng ban đêm, tài xế này cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng, vì hiện tại các nhà xe đều đã bố trí 2 người lái. "4 tiếng thì hợp lý hơn, không nhất thiết phải 3 tiếng. Ðiều quan trọng nhất là giấc ngủ, đổi ca sau 3 tiếng đồng hồ thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, trong khi đặc thù công việc là đi xe đêm nên rất cần giấc ngủ sâu", anh Nhiên phân tích.

Trước đề xuất chỉ được lái xe 3 tiếng ban đêm, cần cân nhắc kỹ lưỡng, vì hiện tại các nhà xe đều đã bố trí 2 người lái.

Bên cạnh đó, vận chuyển hàng hoá cũng là lĩnh vực có đặc thù riêng là phụ thuộc vào thời gian, nhu cầu của chủ hàng và đa phần hoạt động vào ban đêm. Các lái xe đường dài cũng có thói quen, chế độ giờ giấc sinh hoạt mang tính đặc thù, nên cần phải có những tính toán nghiên cứu hợp lý, vừa không ảnh hưởng đến sức khoẻ tài xế, vừa đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Một số chủ xe vận chuyển hàng hoá cũng cho rằng, đề xuất trên có thể phù hợp với xe khách, tuy nhiên đối với doanh nghiệp vận tải hàng hoá thì khó đáp ứng vì họ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giờ giấc thường không ổn định. Việc đề xuất quy định giờ lái xe như thế buộc doanh nghiệp vận tải phải bố trí lại hành trình, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ðề xuất của Bộ Giao thông vận tải đưa ra nhằm hướng đến mục đích hạn chế tai nạn giao thông, nhất là trước thực trạng có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua liên quan đến xe khách, xe trọng tải lớn. Tuy nhiên, mỗi quy định mới đưa ra cần phải hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng nhằm hạn chế những ảnh hưởng dây chuyền đến các lĩnh vực, ngành kinh tế khác.

Việc tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các doanh nghiệp vận tải, các lĩnh vực khác nhau về mức độ ảnh hưởng của quy định mới này; từ đó, tiến hành tổng hợp, đánh giá và đưa ra quy định phù hợp là hết sức cần thiết./.

 

Lê Chí

 

Phổ biến tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ”

Tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng “xe độ” (xe đã thay đổi kết cấu) tham gia giao thông, không còn xa lạ đối với nhiều người. Ðiều đáng nói là nhiều đối tượng thanh - thiếu niên chỉ vì muốn thể hiện mình mà có hành vi ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây mất an toàn giao thông như: sử dụng các loại xe này đi tốc độ cao, nẹt pô, lạng lách, đánh võng... Thế nhưng, ngành chức năng rất khó khăn trong việc xử lý vi phạm này, bởi hiện nay chế tài xử phạt chưa thực sự đủ sức răn đe. Vì thế, khi lực lượng chức năng kiểm tra là lại phát hiện vi phạm.

Cần thanh thải cầu không còn sử dụng

Cầu Kênh 5 (nằm trên Quốc lộ 63B, đoạn qua ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng) đã không còn giá trị sử dụng, cần được thanh thải để đảm bảo an toàn giao thông.

Họp chợ trái phép vẫn tái diễn

Hiện nay, tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới dành cho người đi bộ vẫn tái diễn, dù lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt.

Nâng cao ý thức an toàn giao thông

Nhiều năm qua, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt pháp luật về an toàn giao thông gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, qua đó, ý thức người dân tham gia giao thông có bước chuyển biến tích cực.

Chuyển biến tích cực nhờ kiểm tra nồng độ cồn

Thời gian qua, số người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn TP Cà Mau giảm hơn so với trước rất nhiều. Bên cạnh công tác xử lý, việc tuyên truyền được đẩy mạnh, từ đó hình thành thói quen trong người dân "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Xem xét xử lý trách nhiệm vụ xe vượt tải qua cầu gây hư hại

Liên quan vụ việc xe tải trọng 31 tấn qua cầu 3,5 tấn dẫn đến hư hại công trình, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện xem xét trách nhiệm Phó trưởng công Công an huyện kiêm Phó trưởng ban Thường trực Ban ATGT huyện, do trong kiểm tra, chỉ đạo tuần tra, kiểm soát và xử lý đối với xe quá tải trọng chưa chặt chẽ, để xảy ra vụ việc nêu trên.

Nguy cơ mất an toàn giao thông tuyến cửa ngõ

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm TP Cà Mau, đường Lý Thường Kiệt có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông hằng ngày rất cao. Ðặc biệt, trên tuyến này còn có bến xe, nhiều kho bãi hàng hoá, bệnh viện... nên tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Hiểm hoạ từ tai nạn giao thông đường thuỷ

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, thông tin: "Tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ ít xảy ra, nhưng một khi xảy ra thì hậu quả rất nặng nề. Vì thế, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự ATGT đường thuỷ nội địa của người dân và người điều khiển phương tiện đường thuỷ được coi là hết sức cần thiết".

Thượng tôn pháp luật về an toàn giao thông

Trước thực trạng ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là học sinh, sinh viên, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: "Tới đây, huyện sẽ triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) do lỗi chủ quan, nâng cao ý thức người tham gia giao thông nói chung, học sinh và sinh viên nói riêng".

Nhiều giải pháp làm giảm tai nạn

Thời gian qua, ở huyện U Minh xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng, không chỉ mất mát mà còn gây thương tật nặng nề cho những người gặp nạn. Trước thực trạng trên, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm làm dừng, làm giảm TNGT.