ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 15:39:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Kể chuyện về Bác Hồ” để học điều hay lẽ phải

Báo Cà Mau Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Ðảng uỷ Dân Chính Ðảng, sau hơn tháng phát động, Hội thi "Kể chuyện về Bác Hồ" tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau đã có 19 đơn vị với tổng số 95 thí sinh dự thi; đặc biệt có sự tham gia của Ðoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. Qua 3 đêm diễn ra hội thi và 1 đêm tổng kết, công diễn trao giải, được lồng ghép với 30 ca khúc, bài hát mang chủ đề ca ngợi Ðảng, Bác Hồ kính yêu cùng 19 câu chuyện kể về Bác Hồ đã mang lại cho người nghe, người xem nhiều cung bậc cảm xúc mạnh mẽ, tạo ấn tượng sâu sắc, nhất là ý nghĩa và những bài học từ những câu chuyện kể.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Ðảng uỷ Dân Chính Ðảng, sau hơn tháng phát động, Hội thi "Kể chuyện về Bác Hồ" tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau đã có 19 đơn vị với tổng số 95 thí sinh dự thi; đặc biệt có sự tham gia của Ðoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. Qua 3 đêm diễn ra hội thi và 1 đêm tổng kết, công diễn trao giải, được lồng ghép với 30 ca khúc, bài hát mang chủ đề ca ngợi Ðảng, Bác Hồ kính yêu cùng 19 câu chuyện kể về Bác Hồ đã mang lại cho người nghe, người xem nhiều cung bậc cảm xúc mạnh mẽ, tạo ấn tượng sâu sắc, nhất là ý nghĩa và những bài học từ những câu chuyện kể.

Với 4 phần thi: Soạn đề cương chuyện kể về Bác Hồ; trắc nghiệm trên máy chiếu; thuyết trình, vấn đáp và xử lý tình huống làm cho nội dung cuộc thi không chỉ dừng lại ở việc kể chuyện về Bác mà đã mang tính lồng ghép phần Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình giáo dục chính trị, lý luận chính trị đối với các lớp đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; đồng thời gắn với các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay.

Ban Tổ chức trao giải cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc tại hội thi.

Mặc dù nội dung, hình thức cuộc thi rộng và đa dạng, nhưng qua ghi nhận, đánh giá từ Ban giám khảo và khán giả cho thấy, các thí sinh đã cố gắng với tinh thần quyết tâm cao. Ðiều đó được thể hiện ở phần đề cương chuyện kể, hầu hết đều đạt yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày. Nhiều đề cương nêu lên ý nghĩa và bài học bản thân từ câu chuyện kể một cách rất sâu sắc và đầy tâm huyết; biết liên hệ thực tiễn, nêu lên được thực trạng và các hiện tượng xã hội, khiến chúng ta suy ngẫm. Ðó là vấn đề suy thoái về phẩm chất, đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thầy cô giáo, đội ngũ thầy thuốc hiện nay. Ðó là những đề cương mang tính chiến đấu, tính định hướng, giáo dục tuyên truyền, vận động rất cao. Ðặc biệt, trong số đó có đề cương viết tay thể hiện tinh thần và tình cảm của mình qua từng trang viết; chữ rất đẹp, trình bày sạch sẽ, có hình ảnh minh hoạ, câu chữ chặt chẽ, văn phong mạch lạc, tạo cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc, người xem.

“Khi đăng ký tham gia cuộc thi, đội chúng em đã cố gắng đầu tư, nâng niu thật kỹ ở từng phần, đặc biệt là đề cương chuyện kể. Ðây là phần thi để chúng em có thể tuyên truyền đến khán giả những nội dung về học tập và làm theo gương Bác, từ cuộc sống cho đến việc học tập trong hiện tại và làm việc sau khi ra trường”, thí sinh Phạm Ngọc Huyền, Chi đoàn Dược sĩ Trung học 14A, chia sẻ.

Có thể nói, trong các hình thức hội thi, thì phần thi kể chuyện là một phần thi hấp dẫn và tạo được sự chú ý nhiều nhất từ phía khán giả. Các thí sinh đã rất cố gắng thể hiện câu chuyện kể của mình bằng tất cả tình cảm và sự rung động của trái tim được bộc lộ qua từng lời, từng câu, từng tiếng. Chính sự bộc lộ cảm xúc chân thật đó đã làm cho câu chuyện trở nên sinh động, tạo sự rung cảm, xúc động và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe, người xem.

Những thí sinh đã làm cho khán giả không cầm được nước mắt phải kể đến em Lê Thị Thu Thảo, đơn vị Ðoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, với câu chuyện “Tình yêu của Bác Hồ dành cho những khúc dân ca”. Và câu chuyện đó cũng được thể hiện qua lời kể đầy xúc động của cô Võ Thị Thu Thuỷ đến từ Chi bộ Khoa Y.  Em Bùi Thuý Phương với câu chuyện “Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ mẹ”; em Phạm Ngọc Huyền với câu chuyện “Ðể Bác quạt”; em Phan Hồng Ý với câu chuyện “Quà Bác tặng miền Nam”; em Phạm Thu An với câu chuyện “Cháu tập đàn một tay có khó lắm không?"; em Lương Thị Nhi với “Tấm lòng của Bác”... Các thí sinh đã tái hiện bằng chính ngôn ngữ “trái tim” thông qua từng câu, từng lời mạch lạc, truyền cảm làm cho chúng ta như thấy Bác Hồ kính yêu như đang hiển hiện ra trước mắt, trong trái tim đang thổn thức chờ đợi với mong muốn được đến bên Bác, ôm lấy Bác.

Ðược nghe Bác ân cần dạy bảo, được thấy Bác mỉm cười và được chia sẻ nỗi buồn mênh mông của Bác khi nước nhà chưa được thống nhất, Bắc, Nam chưa sum họp mà Bác đành phải đi xa, trở về với thế giới người hiền.

Trong khoảnh khắc đó, chúng ta thấy được sức sống trường tồn, vĩnh hằng về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, nhân cách, đạo đức của Người. Ðiều cảm nhận sâu sắc nhất từ hội thi đó chính là ý nghĩa, bài học bản thân từ câu chuyện kể. Cho dù mới chỉ dừng lại ở lời nói, nhưng chúng ta luôn tin tưởng và hy vọng bài học từ tấm gương, đạo đức của Bác sẽ được mọi người vận dụng vào cuộc sống đời thường và trở thành hiện thực.

Cảm ơn các thí sinh đã mang đến cho hội thi những cảm xúc thăng hoa, hoà lẫn với niềm thương, nỗi nhớ khôn nguôi đến với Bác Hồ kính yêu. Ðến với Bác qua những câu chuyện kể sẽ làm cho chúng ta càng sáng mắt, sáng lòng hơn, càng vững tin vào tương lai, vào cuộc sống vốn sinh động, muôn màu muôn vẻ hiện nay./.

Bài và ảnh: Trà My

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.

Giáo dục sức khoẻ giới tính trong học đường

Nhằm thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ giới tính trong lứa tuổi vị thành niên, thời gian qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ) đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn trực tiếp, cung cấp kiến thức về vấn đề giới tính cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Trao bằng tốt nghiệp cho trên 400 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân

Năm học 2023-2024, Phân hiệu  trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã đào tạo hơn 2.000 người học các hệ chính quy và sau đại học, kết hợp linh hoạt giữa hình thức học trực tiếp và trực tuyến, góp phần tạo điều kiện để người học có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi. Theo đó, có 410 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân được trao bằng tốt nghiệp.

Tìm giải pháp nâng chất lượng thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,11%, giảm so với 2 năm gần nhất là 2022 (99,16%) và 2023 (99,22%), nhưng tỷ lệ điểm trung bình của tất cả các bài thi/môn thi tăng so với 4 năm liền kề. Từ đó cho thấy, chất lượng dạy và học tăng lên. Theo tổng hợp, điểm trung bình chung trong 5 năm cao hơn 0.01 điểm, xếp hạng trên 1 bậc so với khu vực và cả nước.