ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:45:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Số hoá” thống kê sản lượng khai thác thuỷ sản

Báo Cà Mau Trước đây thống kê thuỷ sản của tỉnh chỉ dựa vào con số của ngành thống kê và trong thực tế chỉ thống kê ở các cảng cá chỉ định. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện chỉ có 3 cảng cá chỉ định nhưng lại có đến 72 bến cá, cảng cá tư nhân. Do đó, để đảm bảo việc thống kê, theo dõi, kiểm soát tàu cá, sản lượng khai thác thuỷ sản hiệu quả, đầy đủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã triển khai “số hoá” trong thống kê sản lượng khai thác thuỷ sản. Ðồng thời, quản lý chặt chẽ bến, cảng cá tư nhân, hoạt động của tàu cá, góp phần chống khai thác IUU.

Thu mua thủy sản tại cảng cá Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Quản lý bến cá, cảng cá tư nhân hiện nay chưa có chế tài. Chủ yếu vận động kê khai sản lượng khai thác đánh bắt. Trong điều kiện địa phương, các cảng cá, bến cá chưa đáp ứng đội tàu nên các bến cá tư nhân vẫn tồn tại, dẫn đến việc thống kê sản lượng thuỷ sản số liệu còn chưa chính xác”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh thống kê sản lượng thuỷ sản tại các bến cá, cảng cá tư nhân. Theo đó, để đảm bảo thống kê, theo dõi, kiểm soát tàu cá, sản lượng khai thác thuỷ sản, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thiết kế, hướng dẫn triển khai “Ứng dụng số hoá trên nền tảng Google Sheets”.

Theo đó, với ứng dụng này, số hoá sản lượng đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực, nâng cao tỷ lệ thuỷ sản khai thác của tỉnh được thống kê. Từ chiếm 27% trên tổng sản lượng khai thác của tỉnh (giám sát sản lượng tại cảng cá chỉ định), hiện đã tăng lên 52,3% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh (thống kê từ các cảng cá chỉ định do Nhà nước quản lý và cảng cá tư nhân). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là tình trạng thiếu cảng cá chỉ định, khó đảm bảo việc thống kê sản lượng chặt chẽ. Trong khi, toàn tỉnh hiện có 72 cảng cá tư nhân, nhưng đến nay chưa được công bố theo quy định (cảng cá loại II - UBND tỉnh và loại III - UBND cấp huyện).

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời hiện có khoảng 16 cảng cá tư nhân đang hoạt động.

Những nguyên nhân, vướng mắc, khó khăn trong công bố mở cảng cá tư nhân đã được Sở NN&PTNT đưa ra phân tích, đánh giá. Ðó là do các bến cá tư nhân cơ bản vẫn chưa đáp ứng theo tiêu chí và thành phần hồ sơ quy định tại Luật Thuỷ sản 2017 và Nghị định số 26/2019/NÐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ.

“Việc công bố mở cảng thì chưa cảng tư nhân nào đáp ứng yêu cầu. Bởi hầu như các cảng cá này khi xây dựng không có hồ sơ giấy phép xây dựng, diện tích mặt đất, mặt nước, an toàn phòng cháy chữa cháy... chưa đảm bảo các quy định nên không đủ tiêu chuẩn để công bố cảng cá tư nhân. Hiện nay, một số cảng cá tư nhân có khả năng đạt nhưng phải hướng dẫn chủ doanh nghiệp làm hồ sơ theo yêu cầu của ngành mới được công nhận”, ông Phan Hoàng Vũ phân tích.

Ðể giải quyết tình trạng thiếu cảng cá chỉ định, cũng như đảm bảo việc thống kê sản lượng khai thác thuỷ sản đầy đủ, quản lý chặt chẽ tàu cá, chống khai thác IUU, hiện nay Sở NN&PTNT đang dự thảo “Ðề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đề án, mục tiêu đến năm 2030, đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn thành 10 cảng cá (trong đó: 1 cảng cá loại I, 5 cảng cá loại II và 4 cảng cá loại III), với tổng sản lượng thuỷ sản qua cảng đạt từ 174 ngàn tấn/năm. Ðảm bảo thực hiện hiệu quả công tác quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Ông Phan Hoàng Vũ cho biết thêm: “Với đề án này, sẽ góp phần hoàn thiện và hiện đại hoá ngành thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân, nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ sản, đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản lý nghề cá, đặc biệt là hoạt động kiểm tra tàu cá, giám sát sản lượng bốc dỡ qua cảng, góp phần thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm gỡ bỏ thẻ vàng của EC và góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng”.

Trong điều kiện địa phương, các cảng cá, bến cá chưa đáp ứng đội tàu hùng hậu. (Trong ảnh: Cửa biển Sông Ðốc, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời).

Ðể gỡ khó vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương các biện pháp cụ thể trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo 100% cơ sở tư nhân thực hiện quy định về thống kê sản lượng khai thác; rà soát quy định hiện hành, có biện pháp cụ thể để đảm bảo khả thi trong việc kiểm soát sản lượng khai thác của các tàu cá thực hiện mua bán sản phẩm trên biển khi cập cảng.

Ðồng thời, xác định danh sách cảng cá tư nhân có khả năng công bố để có biện pháp, kế hoạch hỗ trợ hoàn thành hồ sơ, thủ tục đầu tư hạ tầng, công bố cảng cá tư nhân theo quy định. Rà soát quy định, thủ tục trong công bố mở cảng cá, đối chiếu với thực tế địa phương để xác định nội dung, quy định, thủ tục không phù hợp. Qua đó, tham mưu, kiến nghị bộ, ngành Trung ương có ý kiến, hướng dẫn thực hiện.

Ngoài ra, đề xuất biện pháp xử lý đối với sản lượng khai thác bốc dỡ ở các cửa biển chưa có cảng cá chỉ định, có nhu cầu làm hồ sơ thủ tục để xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản./.

 

Hồng Nhung

 

Cửa hàng Hải Sản Trung Nam chất lượngĐơn vị thiết kế nội thất chung cư cao cấp cao cấpthiết kế biệt thự tân cổ điển đẹp

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.