ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 03:06:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Sừng Trâu” của Tây Bắc

Báo Cà Mau Theo tiếng người Hà Nhì, “Nhìu Cồ San” có nghĩa là “Núi Sừng Trâu”, vì dáng hình ngọn núi gồ ghề như cặp sừng trâu vươn lên trời xanh. Nhìu Cồ San như viên ngọc thô được bao phủ bởi những tầng mây trắng xốp, cánh rừng rậm rạp và những dòng suối róc rách đầy sức sống.

Cái tên “Nhìu Cồ San” vang lên đầy kiêu hãnh, như chính dáng hình của ngọn núi cao 2.965 m nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Nhìn từ xa, Nhìu Cồ San vừa mạnh mẽ, vừa mơ màng, như bức tranh thuỷ mặc vẽ bằng bàn tay của mẹ thiên nhiên. Ðặc biệt, vào sáng sớm, khi ánh nắng chiếu xuyên qua lớp sương mỏng, đỉnh núi như phát sáng rực rỡ giữa không gian mênh mông.

Biển mây cuồn cuộn ôm phủ núi rừng, tạo nên khung cảnh tựa chốn bồng lai.

Biển mây cuồn cuộn ôm phủ núi rừng, tạo nên khung cảnh tựa chốn bồng lai.

Từ chân núi tại xã Sàng Ma Sáo, du khách bước vào cung đường trekking đầy thử thách nhưng cũng ngập tràn trải nghiệm đáng nhớ, với rừng nguyên sinh, chim hót vang vọng, hoa rừng nở ngát hương và thảm thực vật đa dạng trải dài. Suối trong vắt len lỏi qua khe núi, tảng đá phủ rêu xanh biếc, tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên hoang dã và yên bình. Ðiểm đến cuối cùng, đỉnh Nhìu Cồ San là phần thưởng xứng đáng, như lạc vào thế giới khác, nơi biển mây cuồn cuộn ôm trọn ngọn núi.

Một góc nhỏ của bản làng Hà Nhì dưới chân núi, nơi lưu giữ nét văn hoá độc đáo của vùng cao.

Một góc nhỏ của bản làng Hà Nhì dưới chân núi, nơi lưu giữ nét văn hoá độc đáo của vùng cao.

Không chỉ là điểm đến thiên nhiên, Nhìu Cồ San còn là nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá của người H’Mông, Dao, Hà Nhì. Bản làng nhỏ bé ẩn dưới chân núi, ruộng bậc thang xanh ngắt vào mùa hè và vàng óng vào mùa thu... dệt nên bức tranh cuộc sống bình yên tuyệt đẹp.

Khoảnh khắc nhóm leo núi chạm cột mốc đỉnh Nhìu Cồ San.

Khoảnh khắc nhóm leo núi chạm cột mốc đỉnh Nhìu Cồ San.

Khoảnh khắc nhóm leo núi chạm cột mốc đỉnh Nhìu Cồ San.

Khoảnh khắc nhóm leo núi chạm cột mốc đỉnh Nhìu Cồ San.


Việt Mỹ thực hiện

 

Hùng vĩ thác Bản Giốc

Giữa chốn non xanh nước biếc của vùng biên giới Cao Bằng, thác Bản Giốc hiện lên như một bản tình ca bất tận của thiên nhiên, nơi dòng Quây Sơn xanh biếc hoá thành dải lụa bạc đổ xuống từ độ cao gần 30 m, tạo nên một kiệt tác sơn thuỷ hữu tình giữa đất trời Đông Bắc. Mỗi tầng thác, mỗi cột nước tung bọt trắng xoá đều mang dáng vẻ phóng khoáng, hoang sơ, như chưa từng bị bàn tay con người chạm đến.

Khám phá Hung Thoòng

Ẩn mình sâu trong vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị), hệ thống hang động Hung Thoòng là điểm đến mới mẻ nhưng đầy cuốn hút với những ai đam mê khám phá và chinh phục thiên nhiên hoang dã.

Nét xưa nhà cổ

Nằm trong làng cổ Ðông Hoà Hiệp (thuộc xã Ðông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), căn nhà cổ gần 200 năm tuổi của ông Trần Tuấn Kiệt là một trong những ngôi nhà đẹp nhất tại đây và được mệnh danh là một "cửu đại mỹ gia" (9 ngôi nhà đẹp) tại Việt Nam.

Thanh âm thép rèn giữa đại ngàn

Ai từng đặt chân đến miền đất biên cương Cao Bằng, chắc hẳn không thể quên hình ảnh bản làng nằm nép mình bên sườn núi, nơi mỗi buổi sáng những làn khói quyện cùng tiếng đe búa vang lên giòn giã. Ở đó, bản Phúc Sen (xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng) hiện lên như điểm sáng văn hoá, nơi lưu giữ và phát huy nghề thủ công truyền thống đặc biệt: Nghề rèn dao của dân tộc Nùng An.

Hành trình về với lịch sử và thiên nhiên hùng vĩ

Côn Ðảo, quần đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía Nam Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà còn là di tích lịch sử đặc biệt.

Khóm Tắc Cậu mùa gai ngọt

Giữa những ngày của tháng 5 mang theo một chút oi nồng của nắng, cái rực rỡ của bầu trời và mùi đất bốc lên sau những cơn mưa đầu mùa. Ở Tắc Cậu, vùng đất cù lao nằm giữa 2 con sông: Cái Lớn và Cái Bé, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, bắt đầu một mùa vụ khóm chín trải dài trên những luống ruộng bạt ngàn xanh mướt. Từ tháng 5 đến tháng 6, khắp vùng của xã Bình An - nơi được ví như thủ phủ khóm của miền Tây, nông dân lại tất bật vào vụ thu hoạch, những trái khóm to căng mọng được người nông dân xem như món quà của đất trời. Không ồn ào, không rộn ràng tiếng máy móc, mùa khóm ở đây lặng lẽ và bình dị như chính người dân nơi đây.

Cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới

Cáp treo Hòn Thơm (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) có chiều dài 7.899,9 m, xuất phát từ ga An Thới, qua đảo Hòn Dừa, Hòn Rỏi và kết thúc ở Hòn Thơm. Di chuyển trên cáp treo, du khách không chỉ được trải nghiệm chuyến du ngoạn kỳ thú trên không trung mà còn được chiêm ngưỡng thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp tựa thiên đường của mây trời Nam đảo ngọc.

Về với Ðông Bắc...

Có những chuyến đi không chỉ là dịch chuyển giữa những địa danh, mà là hành trình đánh thức mọi giác quan, khiến trái tim bồi hồi và để lại dư âm rất lâu trong tâm trí. Với tôi, một người con từ vùng đất cuối trời Tổ quốc, chuyến hành trình được tham gia cùng đoàn tham quan, đặt chân đến Ðông Bắc vừa qua chính là một trải nghiệm quý giá như thế.

Ðất thiêng Côn Ðảo

Những ngày tháng Tư lịch sử, từng dòng người đến với đất thiêng Côn Ðảo, đến để tưởng nhớ và tri ân những thế hệ kiên trung trong đấu tranh cách mạng đã viết nên trang sử bi hùng giữa biển khơi...

Nghề làm nón lá bàng xứ Huế - Hành trình sáng tạo từ đam mê thiên nhiên

Huế từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá, một nét văn hoá truyền thống gắn bó qua bao thế hệ. Những làng nghề như Kim Long, Tây Hồ, Mỹ Lam, Phú Cam, hay Ðốc Sơ không chỉ sản xuất hàng triệu chiếc nón mỗi năm phục vụ đời sống và du lịch, mà còn là nơi lưu giữ hồn cốt của đất Cố đô.