ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 19:09:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sinh hoạt truyền thông về bình đẳng giới

“Thay đổi nếp nghĩ, cách làm”

Báo Cà Mau Truyền thông trong bình đẳng giới là yếu tố quan trọng trong hoạt động của Hội Phụ nữ, giúp nâng cao nhận thức và kiến thức cho chị em. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thới Bình, huyện Thới Bình thường tổ chức các chương trình truyền thông để giáo dục cộng đồng về quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ. Những chiến dịch này giúp chị em nhận ra giá trị bản thân và vai trò quan trọng của bản thân mình trong gia đình và xã hội.

Tuyên truyền viên xã Thới Bình trình bày nội dung trong buổi sinh hoạt truyền thông.

Bà Quách Kim Tiền, Chủ tịch Hội LHPN xã Thới Bình, cho biết: “Thông qua các buổi sinh hoạt và các phương tiện truyền thông như báo, đài, mạng xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thới Bình cung cấp thông tin hữu ích về quyền bình đẳng, luật pháp liên quan đến phụ nữ và các vấn đề xã hội như bạo lực gia đình, sức khoẻ sinh sản. Hội cũng khuyến khích phụ nữ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, từ đó tạo cơ hội cho họ thể hiện ý kiến và đóng góp cho sự phát triển chung. Điều này không chỉ giúp phụ nữ có tiếng nói mà còn tạo ra những mối quan hệ xã hội tích cực”.

Tiểu phẩm “Việc nhà không của riêng ai” được thực hiện trong buổi sinh hoạt, giúp người xem hiểu hơn về bình đẳng giới.

Đợt sinh hoạt truyền thông về bình đẳng giới với chủ đề “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm” tại trụ sở Ấp 11, xã Thới Bình vừa qua, rất đông chị em phụ nữ đến tham dự. Tiểu phẩm “Việc nhà không của riêng ai” được địa phương chọn để phân tích, trao đổi với nhiều câu hỏi đặt ra về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình.

Tiểu phẩm nêu lên thông điệp: quan niệm cho rằng nam giới là trụ cột, là người kiếm tiền chính trong gia đình, còn phụ nữ là người đảm nhận công việc nội trợ, chăm sóc con cái, không còn phù hợp trong thời đại ngày nay. Hầu hết những công việc phụ nữ làm là những việc không được trả công như: đi chợ, nấu ăn, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo, chăm sóc con cái, chăm sóc người già, người bệnh... cần có sự chia sẻ trách nhiệm từ các thành viên trong gia đình.

Nhiều câu hỏi được chị em đặt ra tại buổi sinh hoạt.

Bà Ngô Hồng Duyên, Ấp 11, xã Thới Bình, cho biết: “Buổi sinh hoạt rất ý nghĩa và công tác truyền thông về bình đẳng giới đem đến cho chị em nhiều điều bổ ích. Thực tế cho thấy, có rất nhiều phụ nữ tham gia lao động kiếm tiền chi tiêu cho gia đình, có rất nhiều nam giới chăm lo công việc nội trợ, chăm sóc con cái rất tốt. Luật pháp của chúng ta không quy định nam giới làm việc gì, phụ nữ làm việc gì. Việc xây nhà hay tổ ấm là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, không phân biệt nam giới hay phụ nữ”.

Bà Hồ Kiều Trang chia sẻ: “Sự bất bình đẳng về giới đã và đang là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ cũng như gây ra những áp lực đối với nam giới trong cuộc sống, công việc và gia đình như: phụ nữ bị hạn chế lao động tạo thu nhập cho gia đình, nam giới áp lực với việc kiếm tiền sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Gia đình thiếu sự gắn kết, chia sẻ, cảm thông dễ dẫn đến bạo lực, tan vỡ. Vì vậy, cùng nhau thay đổi suy nghĩ để tạo sự bình đẳng giới sẽ dẫn đến những kết quả tốt đẹp hơn”.

Nhiều phần quà được gửi đến cho chị em trong buổi sinh hoạt. (Trong ảnh: Bà Quách Kim Tiền (giữa), Chủ tịch LHPN xã Thới Bình, tặng quà cho các chị phát biểu đóng góp trong buổi sinh hoạt)

Để có 1 gia đình hạnh phúc rất cần sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình. Các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ trách nhiệm, tăng sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương. Trẻ em sống trong gia đình có cha mẹ quan tâm thường có sự nghiệp thành công, cũng như nền tảng tài chính vững chắc hơn khi trưởng thành. Trẻ cũng sẽ có ít vấn đề về hành vi, cách cư xử, giảm thiểu nguy cơ dính líu đến bạo lực, pháp luật.

Cùng chia sẻ việc nhà là xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Trong gia đình, vợ chồng phải cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với gia đình nhằm xây đắp tổ ấm hạnh phúc, cùng làm việc nhà, cùng chăm sóc con cái, cùng đóng góp tài chính thì sẽ tạo dựng một gia đình hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Tuy nhiên, chia sẻ không có nghĩa là phải vào bếp cùng nhau, phải quét dọn, kiếm tiền cùng nhau. Việc phân công công việc không dựa vào quan niệm, khuôn mẫu mà cần phải dựa vào năng lực, điều kiện, sức khoẻ, sở trường của mỗi người.

 “Truyền thông về bình đẳng giới không chỉ là công cụ mà còn là một chiến lược quan trọng giúp Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thới Bình nâng cao kiến thức và kỹ năng cho chị em. Qua đó, phụ nữ sẽ tự tin hơn trong việc khẳng định vị trí của mình trong xã hội, góp phần xây dựng một cộng đồng bình đẳng và phát triển bền vững”, bà Quách Kim Tiền cho biết thêm.

Hoàng Vũ

 

 

 

 

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Tiếp thêm niềm tin cho trẻ khuyết tật

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau), không khí tại đây trở nên rộn ràng hơn bởi các em chu đáo chuẩn bị quà tặng là sản phẩm nước rửa chén, thành quả từ lớp dạy nghề được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua.

Công trình tuổi trẻ hiệu quả, bền lâu

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn, Hội trong việc chăm lo gia đình cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn đã triển khai thực hiện công trình nhà Nhân ái. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.