ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 00:50:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

20 năm - Tàu Cảnh sát biển 2004

Báo Cà Mau Cùng với các biên đội tàu thuộc Vùng Cảnh sát biển 4 (quản lý, bảo vệ vùng biển từ Bắc cửa Ðịnh An - Trà Vinh đến Mũi Hà Tiên - Kiên Giang, gồm 4 tỉnh ven biển phía Nam), tàu cảnh sát biển (CSB) mang số hiệu 2004, đúng năm đưa vào biên chế thuộc Hải đoàn 42, đứng chân tại xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tròn 20 năm bảo vệ an ninh - trật tự trên vùng biển phía Nam.

Trải qua chặng đường khá dài, vượt qua muôn trùng sóng cả, Tàu CSB 2004 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: bảo vệ xây dựng hệ thống Nhà giàn DK, khai thác dầu khí; đặc biệt là trong tuần tra tuyến biên giới, chống buôn lậu, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); xử lý các điểm nóng trong tranh chấp khu vực khai thác; tham gia huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ và giữ vững quốc phòng, an ninh - trật tự vùng biển phía Nam, trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Năm 2015, Tàu CSB 2004 cùng với Hải đội (thời điểm 2015) được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chống cướp biển, cướp có vũ trang, cướp tàu dầu Orkim Harmony (Malaysia).

Tròn 20 năm, Tàu CSB 4 vẫn thầm lặng cùng Hải đoàn 42 - Vùng Cảnh sát biển 4, ngày đêm bám biển, canh giữ vùng trời, vùng biển phía Nam.

Tàu CSB 2004 trực canh, xử lý xung đột tại khu vực xảy ra tranh chấp khai thác thuộc ngư trường Cà Mau, vùng biển ven bờ từ huyện Trần Văn Thời đến huyện U Minh vừa qua.

 

Tổ lái và chỉ huy trên Tàu CSB 2004 trong một lần ra biển.

 

Thả xuồng từ Tàu CSB 2004 để đưa chiến sĩ sang các phương tiện nắm tình hình, tuyên truyền khai thác an toàn, hiệu quả, đúng quy định.

 

Ði cùng với Tàu CSB 2004 là Tàu CSB 624 và xuồng cao tốc, tạo thành biên đội tàu tuần tra.

 

Biên đội tàu CSB do Tàu CSB 2004 chỉ huy tuần tra trên biển.

 

Trần Nguyên thực hiện

 

Dấu ấn Trường Sa với Nhà Tưởng niệm Bác Hồ

Được đi công tác đến các điểm đảo, nhà giàn ở Trường Sa là vinh dự của nhiều người làm báo trong cả nước, bởi không mấy khi được đến nơi đầu sóng ngọn gió ấy, để ghi nhận những thay đổi của Trường Sa.

Trường Sa của Tổ quốc hiên ngang phía biển Ðông

Trước trận quyết chiến cuối cùng ở hang ổ của Mỹ - nguỵ tại Sài Gòn, có một sự kiện đặc biệt đã diễn ra, mà theo hồi ký của cố Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là “ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”, đó là giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tư lệnh giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có nguỵ quân chiếm đóng đã chỉ đạo nhất quán phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” để giải phóng một vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự, góp phần làm nên mùa xuân đại thắng của dân tộc.

Tiến tới khép kín đê, kè bờ biển Tây

Xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau, là rất cần thiết, nhằm kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, ổn định sinh kế, đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây tỉnh Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu, dựa trên việc phát huy lợi thế tổng hợp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ra Trường Sa xem “Sơn Ca ba nhất”

Trong 21 đảo, điểm đảo trên tổng 33 điểm đóng quân trên Quần đảo Trường Sa, Sơn Ca là hòn đảo nhỏ thân thương có biệt danh “ba nhất”, đó là “xanh nhất, sạch nhất, trắng nhất”.

Công binh trên đảo Hòn Chuối vượt khó, sáng tạo

Binh chủng Công binh là lực lượng đầu ngành toàn quân về xây dựng, nâng cấp, bảo quản, quản lý hệ thống công trình quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là các công trình nơi biên giới, hải đảo... Tại đảo tiền tiêu Hòn Chuối, chiến sĩ Ðại đội 1 (Tiểu đoàn 885, Lữ đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân) đang ngày đêm làm nhiệm vụ xây dựng các công trình tăng cường phòng thủ trên đảo. Ðây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình cảm đối với vùng hải đảo xa xôi nơi cực Nam Tổ quốc.

Ðảm bảo an toàn rừng trên đảo Hòn Chuối

Không chỉ ở đất liền, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên các đảo, trong đó có đảo Hòn Chuối được chủ động triển khai ngay từ đầu mùa khô.

Vượt sóng cả, vì bình yên Tổ quốc

Nơi biên giới biển xa, lực lượng làm nhiệm vụ trên biển kiên cường trước mọi khó khăn, bất chấp thời tiết, để nơi đất liền thêm vững lòng tin khi Tổ quốc luôn được bảo vệ một cách chủ động, cảnh giác trong mọi tình huống từ xa, từ sớm…

Ðến với Trường Sa thân yêu

Cho đến bây giờ, khi gió bấc trở ngọn, đất trời vào xuân, lại gợi lên trong chúng tôi bao nỗi nhớ miên man về Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Vào những ngày đầu tháng 5 (từ ngày 6-12/5/2024) chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Ðoàn công tác tỉnh Cà Mau với gần 100 thành viên là cán bộ lãnh đạo ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố cùng phóng viên và văn nghệ sĩ, do đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh dẫn đầu, cùng với Ðoàn công tác của Quân chủng Hải quân đã tổ chức chuyến đến thăm, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Chuyến hải trình đặc biệt

Trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chuyến hải trình đặc biệt từ đất liền đến các điểm đảo tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc dường như mang mùa xuân đến sớm với cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa.

Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới

Phát huy truyền thống anh hùng và hình ảnh cao đẹp của người lính quân hàm xanh, với tinh thần và trách nhiệm, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau luôn gắn bó, đồng hành cùng người dân vùng biên giới biển, đảo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống, xây dựng vùng biên cương nơi cực Nam Tổ quốc ngày càng vững mạnh.