ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 13:49:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

65 năm mảnh đất kiên trung

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2021, đất Thới Bình tròn 65 tuổi. Ðất và người nơi đây đã từng trải qua 30 năm kháng chiến kiên cường và thắng lợi. Ðó là sức mạnh của ý chí thống nhất của toàn Ðảng bộ, quân và dân. Càng tự hào thay, mảnh đất như cánh én lượn bay chở bao nỗi niềm khát vọng, đã được Ðảng, Nhà nước ghi nhận, phong tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Huyện Thới Bình đang ở thế và lực mới khi có tuyến đường thuỷ huyết mạch Chắc Băng nối liền với các tỉnh năng động của vùng ÐBSCL: Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ và 2 tuyến Quốc lộ 63, đường Hành lang ven biển phía Nam nối liền với Kiên Giang.

Tròn 65 năm ngày thành lập huyện (1956-2021), nhìn lại chặng đường 30 năm kháng chiến, 46 năm kiến thiết xây dựng quê hương, tìm đọc lại những dòng sử liệu của Ðảng bộ, quân và dân huyện Thới Bình để thấy được tấm lòng sắt son, nghĩa tình quân, dân sâu nặng.

Ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: “Khi mới thành lập, hạ tầng giao thông của huyện kém phát triển. Mãi đến sau ngày độc lập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản (tôm), tình hình kinh tế của huyện ngày càng phát triển, hạ tầng giao thông thêm hoàn thiện”.

Ðến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có đường ô-tô về đến trung tâm xã. Toàn huyện có 34.415 hộ có sử dụng điện kế, đạt 98,45%. Trường học được xây dựng khang trang, đáp ứng đủ điều kiện học sinh đến lớp (có 39/53 trường đạt chuẩn quốc gia). Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 49,85 triệu đồng/năm, theo kế hoạch năm 2021 thu nhập đầu người đạt 55 triệu đồng/người/năm. Huyện phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân của huyện đạt 75 triệu đồng/người/năm.

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, việc triển khai thực hiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng và phong trào đền ơn đáp nghĩa luôn được Huyện uỷ, HÐND, UBND huyện; các cơ quan, ban, ngành, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Từ năm 2015 đến nay, huyện thực hiện chi trợ cấp ưu đãi hàng tháng, 1 lần, với số tiền trên 400 tỷ đồng cho người có công. 100% người có công và thân nhân của người có công với cách mạng được hỗ trợ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh theo chính sách hiện hành.

Song song với thực hiện chính sách ưu đãi của Ðảng, Nhà nước đối với gia đình chính sách thì công tác vận động xã hội hoá, nhất là phong trào đền ơn đáp nghĩa đã được thực hiện sâu rộng thông qua việc vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần các gia đình chính sách.

“Tính từ năm 2015 đến nay, đã vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa gần 10 tỷ đồng. Xây dựng và sửa chữa trên 600 căn nhà cho người có công với số tiền 25 tỷ đồng (bao gồm cả xây dựng nhà theo Quyết định số 22 và từ quỹ đền ơn đáp nghĩa). Ðến nay, huyện Thới Bình không còn gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo”, ông Nhân nhấn mạnh.

Ngoài các hoạt động chăm lo cho gia đình chính sách, thì đối với các đối tượng yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn cũng luôn được huyện quan tâm. Hàng năm, thực hiện hỗ trợ hàng chục tỷ đồng để chi trợ cấp cho người khuyết tật, người cao tuổi không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi... Riêng năm 2021, đã thực hiện chi trợ cấp trên 5.600 đối tượng bảo trợ xã hội (người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi...), số tiền gần 30 tỷ đồng…

Kể từ sau ngày đất nước thống nhất, phát huy truyền thống anh hùng, Ðảng bộ, quân và dân Thới Bình đã ra sức khắc phục khó khăn, bắt tay khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tất cả, với nỗ lực, quyết tâm xây dựng quê hương Thới Bình giàu mạnh, văn minh, hiện đại.


Huyện Thới Bình được Nhà nước ghi nhận, phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 571 mẹ (hiện tại còn sống 20 mẹ). Toàn huyện có trên 14.000 người có công với cách mạng, trong đó có 10.961 người hưởng trợ cấp không thường xuyên và trên 3.000 người hưởng trợ cấp thường xuyên. Huyện được Nhà nước phong tặng danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Giải phóng hạng Nhất; Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Nhì và Ba. Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu huyện Anh hùng LLVTND năm 1995. Huyện có 4 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND (nay là 9/12 đơn vị hành chính cấp xã của huyện) gồm: Biển Bạch, Tân Bằng, Biển Bạch Ðông, Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Lộc Ðông, Hồ Thị Kỷ, Trí Phải, Trí Lực; 4 cá nhân Anh hùng LLVTND: Lê Hoàng Thá, Hồ Thị Kỷ, Lê Công Nhân, Trần Hữu Hạnh; cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.


 

Phong Phú

 

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.