ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 02:35:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc: “Đi cũng vinh quang, ở lại cũng vinh quang”

Báo Cà Mau

Năm 1954, sau Hiệp định Genève, tỉnh Bạc Liêu (nay là Bạc Liêu và Cà Mau) là một trong những địa điểm tập kết quan trọng, đưa hàng ngàn bộ đội, cán bộ, học sinh miền Nam, đặc biệt là từ Phân khu miền Tây, lên đường ra miền Bắc để học tập, rèn luyện và chuẩn bị cho những nhiệm vụ mới. Chuyến tàu đầu tiên rời bến vào ngày 5/11/1954, chở theo hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ và học sinh, đánh dấu một trang sử hào hùng của tỉnh nhà trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, cứu nước.

Ông Huỳnh Đảm - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ra miền Bắc học tập năm 1954, khi mới 6 tuổi - phát biểu tại hội thảo.

“NIỀM TIN, Ý CHÍ KHÔNG TÀN LỤI”

Ông Dương Thanh Toàn khi ở tuổi 22 đầy nhiệt huyết, đã lên chiếc tàu Liên Xô tại bến Chắc Băng (xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ngày nay) để tập kết ra Bắc sau 5 năm phục vụ trong Quân đội với nhiệm vụ sửa chữa vũ khí. Chuyến đi ấy mang theo bao niềm tin và hy vọng của một người thanh niên có hoài bão lớn.

70 năm đã trôi qua, ở tuổi 92, ông vẫn còn nhớ như in khoảnh khắc chia tay đầy xúc động: “Cán bộ, chiến sĩ, học sinh lên tàu đều được quán triệt đưa 2 ngón tay vẫy chào tạm biệt người thân, đồng bào, với ý nghĩa hẹn 2 năm trở về. Ai ngờ, mãi tới 21 năm!”. Niềm tin và ý chí sắt đá của ông đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ “Người đi - người ở” sáng tác năm 2004, nhân kỷ niệm nửa thế kỷ Sự kiện tập kết ra Bắc: “Không chỉ hai năm mà hai mươi năm/ Bến Hải dòng sông tạm cách ngăn/ Niềm tin, ý chí không tàn lụi/ Làm việc bằng hai đã góp phần…”. Những câu thơ ấy như tái hiện lại một thời kỳ lịch sử hào hùng, khắc họa hình ảnh những người con đất Việt kiên cường, bất khuất.

Mỗi năm, cứ đến ngày 12/11 - ngày đặt chân lên con tàu tập kết ra Bắc, ông Toàn như sống lại với những ký ức tuổi trẻ đầy hào hùng. Ông thường tập hợp con cháu lại bên nhau để kể về những tháng năm ông sinh sống, học tập và công tác trên đất Bắc, được đồng bào nơi đây đùm bọc, yêu thương hết mực. Chính tình cảm ấm áp của người dân miền Bắc đã giúp ông nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết.

Ông Dương Thanh Toàn - năm nay 92 tuổi (quê Mương Điều, Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu trước đây, nay là huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) ra Bắc tập kết từ năm 22 tuổi.

Tại Hội thảo khoa học “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” mới đây, ông Toàn chia sẻ: Đất Bắc không chỉ là nơi ông cống hiến tuổi trẻ mà còn là mảnh đất duyên lành, nơi ông gặp gỡ và nên duyên với người bạn đời. Cùng cô gái địa phương, ông đã xây dựng một gia đình hạnh phúc với 5 người con. Giờ đây, khi mái tóc đã bạc phơ, ông tự hào khi nhìn thấy các con, các cháu mình trưởng thành, thành đạt và có những gia đình nhỏ ấm cúng. Đặc biệt, ông còn cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi trong nhà có dâu, rể ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, như một minh chứng rõ nét cho tình đoàn kết keo sơn của dân tộc.

…………………........................................................................................................................................................................................................

Theo Hiệp định Genève, lực lượng cách mạng miền Nam bắt đầu tập kết ra Bắc từ ngày 21/7/1954. Các khu vực tập kết chính gồm: Hàm Tân - Xuyên Mộc (80 ngày, nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Cao Lãnh - Đồng Tháp (100 ngày) và Bạc Liêu (200 ngày, bao gồm: Giá Rai, Bạc Liêu và Cà Mau). Quá trình tập kết kết thúc vào ngày 10/2/1955.

…………………........................................................................................................................................................................................................

TẦM NHÌN XA TRÔNG RỘNG

Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm 1954 không chỉ là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mà còn là dấu mốc quan trọng mở ra một chương mới cho cách mạng Việt Nam. Hiệp định Genève được ký kết sau đó đã buộc thực dân Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ kéo dài gần một thế kỷ, trả lại độc lập cho dân tộc. Thắng lợi này đã mở ra một thời kỳ chiến lược mới: miền Bắc tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam; còn miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hướng tới mục tiêu thống nhất đất nước. Với tinh thần quyết tâm cao độ và sự đoàn kết của toàn dân tộc, Đảng và Nhân dân ta tin tưởng rằng mục tiêu thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ sớm trở thành hiện thực.

Với tầm nhìn xa trông rộng, dự đoán trước âm mưu thâm độc của kẻ thù sẽ tìm cách phá hoại Hiệp định Genève, chia cắt đất nước, đàn áp dã man Nhân dân ta, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quyết định lịch sử: bố trí một bộ phận cán bộ, đảng viên ở lại miền Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, chọn lựa những cán bộ, học sinh ưu tú, con em gia đình cách mạng cùng với bộ đội chủ lực tập kết ra Bắc để đào tạo, bồi dưỡng thành những lớp người kế cận, vừa góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quyết định này thể hiện sự sáng suốt và tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững ý chí quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Thực hiện Chỉ thị của cấp trên, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã có quyết định sáng suốt: Cán bộ dân chính Đảng từ tỉnh đến cơ sở đều ở lại miền Nam để tiếp tục lãnh đạo Nhân dân đấu tranh chống Mỹ, cứu nước. Lực lượng tập kết ra Bắc bao gồm những đối tượng cụ thể: một số cán bộ Dân chính Đảng Trung ương có yêu cầu; bộ đội chủ lực; cán bộ khoa học - kỹ thuật có chuyên môn cao; thương, bệnh binh, cán bộ lão thành cần được chăm sóc, bồi dưỡng; và một số thanh niên, học sinh ưu tú, con em gia đình cách mạng để đào tạo thành những lớp người kế cận, xây dựng đất nước trong tương lai. Đồng thời, để động viên tinh thần của cả những người đi và người ở lại, một cuộc vận động tuyên truyền sâu rộng đã được triển khai với khẩu hiệu “Đi cũng vinh quang, ở lại cũng vinh quang”, khẳng định sự đóng góp quan trọng của mỗi cá nhân vào sự nghiệp chung của cách mạng.

NOI GƯƠNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC

Trong bài tham luận gửi đến Hội thảo khoa học “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” do tỉnh Cà Mau tổ chức, Tỉnh ủy Bạc Liêu hôm nay khẳng định: Mặc dù thời gian đã lùi xa hơn 70 năm, nhưng ý nghĩa, giá trị tư tưởng của chủ trương tập kết ra Bắc vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự sâu sắc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, quyết tâm học tập, rèn luyện để xây dựng đất nước của thế hệ đi trước chính là nguồn cảm hứng lớn lao để thế hệ trẻ hôm nay không ngừng nỗ lực, phấn đấu, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

Bài và ảnh: NGUYỄN QUỐC

HĐND tỉnh Cà Mau giám sát việc phân bổ, giao dự toán ngân sách sau hợp nhất

Dự kiến trong tháng 8/2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau sẽ tiến hành giám sát, khảo sát chuyên đề về “Tình hình phân bổ, giao dự toán ngân sách cho một số đơn vị, địa phương sau hợp nhất”. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý ngân sách sau quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính.

Xã Vĩnh Lợi nỗ lực thực hiện 2 nhiệm vụ lớn

Xã Vĩnh Lợi đang vận hành mô hình chính quyền 2 cấp một cách đồng bộ, bảo đảm sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả phục vụ Nhân dân. Song song đó, công tác chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030 đang được triển khai khẩn trương, theo đúng chỉ đạo của tỉnh và sát với tình hình thực tiễn địa phương.

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.