ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 03:16:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

95 NĂM ĐẢNG DỆT NHỮNG MÙA XUÂN

Báo Cà Mau

Bài cuối: Đảng dẫn lối bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

>>Bài 1: Biểu tượng văn hóa của dân tộc

>>Bài 2:  Bạc Liêu vững vàng ở mỗi giai đoạn chuyển mình

Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Từ những nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết về nông nghiệp - nông dân - nông thôn; Nghị quyết về phát triển đột phá khoa học - công nghệ (KH-CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia...; Đảng ta đã chỉ đạo toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước ngày càng phát triển, hội nhập sâu rộng với quốc tế và vững tin sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quảng trường Hùng Vương (TP. Bạc Liêu) rực rỡ sắc màu trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng.

CĐS TRONG KỶ NGUYÊN MỚI

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc sẽ bắt đầu sau 1 năm nữa, với dấu mốc là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Kỷ nguyên mới của Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đẩy mạnh CĐS. Đây không chỉ là xu thế tất yếu của thời đại mà còn là động lực để nước ta nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. CĐS được xem là một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mang lại những cơ hội to lớn để đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.

Mới đây, tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số (CNS) Việt Nam (lần thứ VI), Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và CĐS quốc gia đã nhấn mạnh: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, CNS đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. CĐS không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Điều này không chỉ mở ra cơ hội cải thiện năng suất lao động mà còn tạo điều kiện để đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân.

Năm năm qua, đất nước đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực CNS. Tổng doanh thu công nghiệp CNS ước đạt 152 tỷ USD vào năm 2024, tăng 36% so với năm 2019; hiện ước tính có gần 2.000 doanh nghiệp CNS Việt Nam đã vươn ra thị trường quốc tế. Những con số này minh chứng cho sự tăng trưởng bền vững của ngành và khẳng định vai trò quan trọng của CNS trong nền kinh tế quốc gia.

Sự phát triển này không chỉ giúp nâng cao năng lực sản xuất mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ thông qua các chính sách ưu đãi và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam ngày càng sôi động, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Nghị quyết 57 đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng, kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu các ngành. Trong ảnh: Công an tỉnh làm Căn cước cho công dân. Ảnh: N.Q

“NGHỊ QUYẾT GIẢI PHÓNG TƯ DUY KHOA HỌC”

Thành tựu đó bắt nguồn từ việc những năm qua Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng, xác định rõ mục tiêu, tầm nhìn và định hướng phát triển trong thời kỳ mới, trong đó CĐS là một trong những trọng tâm. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước luôn coi KH-CN là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Từ Đại hội IV, KH-CN đã được xác định là cuộc cách mạng, và đến nay, là quốc sách hàng đầu. Mới đây, gần 1 triệu cán bộ, đảng viên toàn quốc đã được quán triệt Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và CĐS quốc gia.

Nghị quyết 57 không chỉ là một văn bản chỉ đạo mà còn được ví như “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học”, là “Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết”, và là “Nghị quyết của hành động”. Với những mục tiêu rất cụ thể, Nghị quyết 57 đã tạo ra một cú hích mạnh mẽ, xóa bỏ những rào cản, giải phóng năng lực sáng tạo, thúc đẩy đột phá trong phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và CĐS.

Cũng giống như “khoán 10” đã tạo ra một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ trở thành một “khoán 10” trong lĩnh vực KH-CN, tạo ra những thay đổi căn bản và sâu sắc. Nghị quyết này không chỉ tập trung vào phát triển KH-CN mà còn có tác động lan tỏa đến nhiều lĩnh vực khác như: giáo dục, y tế, quản lý nhà nước... Sự ủng hộ rộng rãi của cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với Nghị quyết 57 cho thấy khát vọng phát triển mạnh mẽ và quyết tâm vươn lên của dân tộc.

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG QUÝ BÁU CỦA ĐẢNG

Thực tiễn phong phú và sinh động của cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay đã chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích như: chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hay thành công của công cuộc đổi mới đất nước... Thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng cùng sự tin cậy, kỳ vọng của Nhân dân. Thực tiễn đó khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Và cũng chính trong quá trình đó, Đảng ta đã tích lũy và đúc rút được nhiều bài học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang mà hôm nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy. Đó là truyền thống kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và Nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ Nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu; truyền thống đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ; truyền thống đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng...

Với những truyền thống quý báu đó, Đảng ta đã luôn giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối, nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.

NGUYỄN QUỐC

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.