ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 02:41:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ám ảnh sạt lở

Báo Cà Mau (CMO) Những ngày trung tuần tháng 6, khu vực thị trấn Năm Căn lại rúng động chuyện sạt lở. Dù được cảnh báo nguy cơ sạt lở đất ven sông, nhưng vì tập quán sinh sống khiến một số hộ ở khu vực Khóm 8 phải lâm vào cảnh ăn nhờ ở đậu.

 Khu vực ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh là một trong những điểm nóng về sạt lở hiện nay.

Hoàn cảnh gia đình ông Hoàng Đô có lẽ là một trong những hộ khiến nhiều người chạnh lòng nhất. Ở cái tuổi 76, mái tóc bạc trắng nhưng ông vẫn chưa được an cư. Vụ sạt lở khiến ông không còn nhà để ở. Để an toàn, chính quyền địa phương phải bố trí ông ở tạm trong trụ sở sinh hoạt văn hoá Khóm 8.

Là một trong những hộ nghèo phải chật vật mới có được căn nhà tương đối kiên cố, tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ mọi thứ ông và các con tích góp gần như không còn gì. Chia sẻ về hoàn cảnh, ông Đô rưng rưng: “Căn nhà này do 5 đứa con vay mượn về xây cất. Những tưởng sẽ ổn định vào những năm cuối đời, nào ngờ đâu chưa đầy 10 tháng đã không còn gì. Căn nhà ban đầu dài khoảng 13 m, sau sạt lở hiện còn lại chưa đầy 3 m".

Sau sạt lở chính quyền địa phương đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tiền, mọi người xung quanh cùng chung tay sửa chữa lại căn nhà, nơi ông sinh sống hơn 30 năm qua. Nhìn sự nhiệt tình của mọi người, ông không giấu được xúc động nhưng cũng lo âu khi thở dài đầy ngao ngán: “Sửa thì sửa vậy thôi nhưng chẳng biết khi nào nó lở mất nữa. Dù biết vậy nhưng cũng phải sửa lại, nếu không tôi không biết đi đâu”.

Cặp vách ông Đô, gia cảnh ông Nguyễn Văn Để cũng không khá hơn mấy. Hai căn nhà liền kề của ông trước đây dài hơn 13 m giờ chỉ còn chưa đầy 5 m. Hiện gia đình ông Để phải di chuyển vật dụng, đồ đạc gởi nhà hàng xóm. Ông Để kể lại, sạt lở diễn ra quá nhanh, trước đó gần như không có biểu hiện gì, chỉ trong vòng 10 phút mọi thứ đã bị nhấn chìm hoàn toàn, kể cả trụ bê tông.

Không thuộc diện nạn nhân của đợt sạt lở lần này nhưng khi nhắc đến nó, ông Phúc (Nguyễn Gia Phúc, Khóm 8) rùng mình. Hành nghề sửa máy nổ, xét về mặt nào đó chính sông nước là nguồn nuôi sống gia đình ông mấy mươi năm qua. Tuy nhiên, chính con sông này đã lấy đi gần hết tài sản mà ông tích góp mấy mươi năm. Trong hơn 2 năm qua, ông Phúc 2 lần chứng kiến cảnh nhà mình bị nhấn chìm dưới bùn. “Lần này nó không "ghé thăm" nhưng lúc nào nó trở lại thì chưa biết”, ông Phúc chia sẻ với giọng đầy lo âu.

Huyện Năm Căn là một trong những địa phương đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do sạt lở. Con sông Cửa Lớn đã mang lại cho hàng ngàn hộ dân nơi đây kế sinh nhai, nhưng nó cũng đã lấy đi của người dân không biết bao nhiêu tài sản mà họ tích góp cả đời mới có được. Dọc theo con sông Cửa Lớn trên địa bàn huyện Năm Căn xuất hiện ngày càng nhiều điểm nóng về sạt lở, tổng chiều dài ước tính trên 5 km, tập trung tại địa bàn xã Hàng Vịnh và thị trấn Năm Căn.

Từng mất trắng căn nhà do một vụ sạt lở diễn ra cách đây gần 2 năm, ông Nguyễn Thái Khương, ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh, bộc bạch: "Sống ven con sông Cửa Lớn này không có gì là chắc chắn, nhất là đang trong thời điểm mùa mưa bão như hiện nay. Sông mang lại cho mọi người thu nhập từ việc kinh doanh mua bán, nhưng nó cũng có thể lấy đi hết bất cứ lúc nào. Tôi từng lâm vào cảnh phải mất trắng cả tài sản tích góp và phải đi ở nhờ nhà hàng xóm".

Nhận định về nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện, Phó chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trần Đoàn Hùng cho biết, tình trạng sạt lở trên địa bàn huyện mỗi ngày một nghiêm trọng hơn, gần như năm nào cũng diễn ra, ảnh hưởng lớn đến đời sống bà con. Đặc biệt là khu vực thị trấn và các xã Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Lâm Hải...

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu tháng 6 đến nay (cao điểm từ ngày 8-10/6/2019), trên địa bàn huyện xảy ra 10 vụ sạt lở, làm thiệt hại 12 căn nhà, 3,2 ha nuôi trồng thuỷ sản, 87 m lộ bê tông, thiệt hại 1,3 tỷ đồng. Trong đó, tâm điểm là thị trấn Năm Căn đã xảy ra 2 điểm sạt lở tại Khóm 8, ven kênh xáng Năm Căn, làm thiệt hại 8 căn nhà của người dân.

Sạt lở thật sự trở thành nỗi ám ảnh của người dân trên địa bàn huyện và cả chính quyền địa phương. Dù rất nỗ lực với nhiều giải pháp từ công trình cho đến phi công trình, nhưng tình trạng sạt lở vẫn là mối đe doạ ngày đêm của hàng ngàn hộ dân. Ông Để kiến nghị, chính quyền địa phương quan tâm sắp xếp để người dân nơi đây có chỗ ở ổn định hơn.

Nói về giải pháp khắc phục sạt lở trên địa bàn huyện, ông Hùng nhận định, nó vượt khả năng của chính quyền địa phương. Dù đã nỗ lực bằng nhiều giải pháp, nhưng sạt lở vẫn tiếp tục gây ra thiệt hại cho người dân và mức độ mỗi lúc một nghiêm trọng hơn. Về lâu dài, ông Hùng kiến nghị, cần có giải pháp căn cơ hơn là công trình kè, một phần để hạn chế sạt lở, một phần tạo điều kiện cho huyện chỉnh trang đô thị của thị trấn. Song song đó là tiến hành xây dựng các khu tái định cư cho bà con khu vực sạt lở đến sinh sống ổn định./.

Song Nguyễn

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.