ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:47:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ăn bánh canh cá lóc, nhớ nhà muốn khóc

Báo Cà Mau Hồi đó, sau nhà tôi có luống rau đắng tươi tốt. Bỗng dưng nó mọc, chẳng ai chăm sóc, nhưng cây nào cũng mập ú tươi tốt. Nó vừa là thực phẩm, vừa là nguồn kinh tế cho gia đình tôi. Nhà nghèo, dù ba mẹ lao động cơ cực ngoài đồng nhưng vẫn không đủ ăn vì lo cho chúng tôi ăn học. Ðể kiếm thêm tiền chợ, mỗi chiều đi làm về mẹ bưng rổ ra sau nhà cắt từng mớ rau đắng, dùng dây chuối xé nhỏ buộc lại, rồi để ở mái hiên. Sáng sớm mẹ bê thúng rau đắng ra chợ bán. Những hôm như thế, anh em chúng tôi được tiền quà đi học.

Hồi đó, sau nhà tôi có luống rau đắng tươi tốt. Bỗng dưng nó mọc, chẳng ai chăm sóc, nhưng cây nào cũng mập ú tươi tốt. Nó vừa là thực phẩm, vừa là nguồn kinh tế cho gia đình tôi. Nhà nghèo, dù ba mẹ lao động cơ cực ngoài đồng nhưng vẫn không đủ ăn vì lo cho chúng tôi ăn học. Ðể kiếm thêm tiền chợ, mỗi chiều đi làm về mẹ bưng rổ ra sau nhà cắt từng mớ rau đắng, dùng dây chuối xé nhỏ buộc lại, rồi để ở mái hiên. Sáng sớm mẹ bê thúng rau đắng ra chợ bán. Những hôm như thế, anh em chúng tôi được tiền quà đi học.

Hầu như ngày nào mẹ cũng dùng rau đắng làm món ăn cho gia đình. Khi thì rau đắng xào tỏi, lúc luộc chấm chao, lại có hôm nấu canh chua chay. Ðặc biệt, đêm nào ba đi thăm câu, có con cá lóc to là hôm sau cả nhà có bữa bánh canh cá lóc ngon hết sẩy.

Bánh canh cá lóc.

Sáng mẹ mang rau đắng ra chợ bán rồi mua nguyên liệu về làm bánh canh cá lóc. Cá lóc làm sạch, phần mình lóc thịt thành từng miếng nhỏ hình vuông hoặc hình chữ nhật tuỳ thích. Phần đầu và xương được bỏ vào nồi nước lèo cho ngọt. Bên cạnh bếp nước lèo, mẹ nấu thêm nồi nước sôi để luộc bánh canh cho chín, ra chất chua rồi đổ ra rổ tre, dội lên một gáo nước lạnh cho bánh dai. Món này phải dùng bánh canh bột gạo mới ngon vì vừa giòn, dai, ngọt và thơm mùi gạo hơn bột lọc. Thời gian chờ nước lèo sôi, mẹ tranh thủ lấy thịt cá lóc chấy sơ cho săn lại. Sở dĩ mẹ không bỏ vào nồi nước lèo vì thịt sẽ bị bở, rã ra. Chấy sơ xong, mẹ để vào nồi nước lèo, kể cả chấy mỡ hành làm tăng vị thơm quyến rũ.

Khi nước lèo sôi, mẹ nêm nếm cho vừa ăn rồi để bánh canh vào từng tô, bỏ ít rau đắng và hành lá xắt nhuyễn (có thể dùng kèm với rau đắng đất, cải xà lách xoong…). Rồi mẹ múc nước lèo ra tô, có cả thịt và đầu cá. Tô bánh canh cá lóc nghi ngút khói, phảng phất mùi thơm kích thích vị giác đến độ chỉ muốn ăn liền. Thịt cá lóc đồng rất ngọt, đặc biệt là đầu cá, béo không thể tả. Rau đắng tuy đắng nhưng khi cho vào nước lèo mềm, giảm đi chất đắng, ăn đến cổ họng thì thấy ngọt. Cả nhà tôi đều thích rau đắng nên cả rổ rau đều dùng sạch. Nhất là ba tôi, ăn rau nhiều như ong ghiền hút mật.

Tôi lớn lên trong tình yêu thương của ba mẹ và đám rau đắng sau hè. Tôi đi học xa nhà, đám rau đắng cũng dần lụi tàn vì nắng và vì thổ nhưỡng. Những lần vào quán dùng món bánh canh cá lóc, dù không đậm đà như chính tay mẹ nấu, nhưng tôi lại bắt gặp hình ảnh tuổi thơ của mình trong đó. Món ăn dân dã mang hương vị quê nhà mà bất cứ những người con xa quê nào cũng thấy da diết, nhớ thương./.

Bài và ảnh: Ðặng Trung Thành

Liên kết hữu ích
Bể cá mini tròn Bể cá mini

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.