ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 05:15:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

An toàn của người dân là ưu tiên hàng đầu

Báo Cà Mau Hơn 29 ngàn người luôn sẵn sàng được huy động nhanh chóng khi xảy ra thiên tai để ứng cứu, hỗ trợ kịp thời cho người dân. Ðặc biệt, việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội, luôn được chú trọng và là ưu tiên hàng đầu hiện nay trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT).

Các lực lượng từ công an, quân sự, bộ đội biên phòng, y tế, thanh niên tình nguyện cho đến doanh nghiệp luôn sẵn sàng được huy động. Hội chữ thập đỏ, lực lượng xung kích, dân quân tự vệ, các ban, ngành, lực lượng phản ứng nhanh, cán bộ các cấp... luôn thường trực. Ðó là những nguồn nhân lực mà tỉnh đã chuẩn bị để có thể huy động bất cứ lúc nào, nhằm hỗ trợ người dân khi xảy ra thiên tai.

Tiểu dự án 8, công trình hồ trữ nước ngọt được xây dựng trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh đang được đẩy nhanh tiến độ. Khi hoàn thành, hồ không chỉ phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất cho cư dân khu vực huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và Khu Công nghiệp Khánh An…, phục vụ phòng, chống cháy rừng vào mùa khô, mà còn giảm khai thác nước ngầm, tránh sụp lún đất.

Ðội xung kích PCTT cấp xã là lực lượng đặc biệt quan trọng trong việc giúp dân giảm thiệt hại cũng như khắc phục hậu quả nhanh khi có thiên tai. Theo đó, thời gian qua lực lượng này không ngừng được củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Hiện nay, 101/101 xã, phường, thị trấn của tỉnh có đội xung kích PCTT được củng cố, kiện toàn với trên 9.500 người. Trong đó, nòng cốt là lực lượng quân sự, biên phòng, công an, dân quân tự vệ, các ban, ngành, đoàn thể xã; bí thư chi bộ, trưởng các ấp, khóm.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, kiêm Phó chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn, cho biết, hiện nay, lực lượng PCTT được trang bị gần 52 ngàn dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ. Chỉ tính riêng năm 2023, tỉnh đầu tư mua sắm hơn 3.500 trang thiết bị để cấp phát cho các đội xung kích PCTT cấp xã từ nguồn ngân sách tỉnh.

Những nỗ lực giúp người dân trước tác động của thiên tai còn được thể hiện cả trong Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025. Tiêu biểu, có hẳn nội dung tiêu chí NTM về “Ðảm bảo yêu cầu chủ động về PCTT theo phương châm 4 tại chỗ”. Trong đó, đặc biệt là đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về PCTT tại chỗ. Ðến nay, toàn tỉnh có 82/82 xã đạt tiêu chí này.

Trong quá trình xây dựng nhà ở, người dân cần chú ý gia cố thêm phần liên kết giữa cột và móng để hạn chế thiệt hại khi có tình huống thiên tai xảy ra, nhất là đối với nhà ở bán kiên cố.

Thời tiết, thiên tai diễn biến bất thường, nhất là các hiện tượng dông lốc có thể xảy ra, trong khi khu vực nông thôn của tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều nhà ở bán kiên cố, rất dễ bị thiệt hại. Từ đầu năm đến nay, có khoảng 1.152 căn nhà và các công trình dân sinh bị thiệt hại do thiên tai. Trong đó, sập 233 căn; tốc mái, hư hỏng 912 căn và thiệt hại 4 lò than, 3 trại giống.

Trước thực tế trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng hướng dẫn người dân biện pháp kỹ thuật trong quá trình xây dựng nhà ở nhằm giảm thiệt hại do thiên tai. Theo đó, ông Nguyễn Phi Ðoàn, Trưởng phòng Quản lý xây dựng, Sở Xây dựng, khuyến cáo, ngoài các biện pháp chằng chống thì trong quá trình xây dựng nhà ở, nhất là nhà ở bán kiên cố, người dân cần quan tâm gia cố thêm phần liên kết giữa cột và móng nhà.

Khu tái định cư Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đang trong quá trình hoàn thiện, là một trong những nỗ lực giúp người dân dễ bị tổn thương ven biển có nơi ở an toàn.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó của các cấp chính quyền, người dân, cộng đồng về PCTT luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm; thực hiện đa dạng về nội dung và hình thức. Trong đó, trọng tâm là công tác tập huấn, huấn luyện thực hành PCTT và tìm kiếm cứu nạn. Liên quan đến công tác này, ông Tùng cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã in ấn, phát 23.300 tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền; tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền ứng phó biến đổi khí hậu vào các cuộc họp tại cơ quan, đơn vị, khóm, ấp được khoảng 600 cuộc, có hơn 14.800 lượt người tham dự. Qua đó, đảm bảo thông tin tuyên truyền được lan toả rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh.

Nhằm chủ động nguồn kinh phí phục vụ nhiệm vụ cấp bách trong PCTT và tìm kiếm cứu nạn, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 357/QÐ-UBND, ngày 7/2/2022, về kiện toàn Quỹ PCTT tỉnh. Theo đó, đến nay, số chi quỹ hơn 5,2 tỷ đồng cho các hoạt động PCTT. Hiện kinh phí có thể chi từ nguồn quỹ này hơn 2,6 tỷ đồng.

Trong công tác ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trên biển, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản, lo ngại: "Khi xảy ra bão trên biển, để đảm bảo an toàn, một số phương tiện khai thác vượt biên giới để tránh trú bão. Do người dân không rõ về thủ tục xin phép, khai báo để vào vùng biển các nước tránh trú bão, từ đó bị bắt vì bị cho là khai thác vi phạm ranh giới. Mỗi nước có những quy định khác nhau nên hiện tại cả Chi cục Thuỷ sản cũng chưa nắm rõ các thủ tục này, đừng nói là ngư dân. Nhờ các bộ, ngành Trung ương, nhất là Bộ Ngoại giao có những hướng dẫn cụ thể để đơn vị hướng dẫn cho ngư dân trong trường hợp cần thiết”./.

 

Nguyễn Phú

 

Giải pháp nước ngọt cho Hòn Chuối

Ở đảo Hòn Chuối, do đặc thù địa hình, lượng nước ngọt sử dụng trên đảo phụ thuộc vào nguồn dự trữ nước mưa. Vì thế, thời điểm mùa khô này, đời sống sinh hoạt của các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân sinh sống trên đảo càng khó khăn do thiếu nước ngọt. Nhiều giải pháp lâu dài đang được các ngành chức năng tiến hành khảo sát và thực hiện trong thời gian tới.

Thiệt hại do hạn hán vẫn còn tiếp diễn

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, theo dự báo, thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa trong nửa đầu tháng 5, mùa mưa có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5. Do vậy, thời gian tới, tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn thiếu nước ngọt phục vụ đời sống của người dân, khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường lộ giao thông trong vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và U Minh, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho giao thương hàng hoá và đi lại của người dân.

Bảo vệ rừng cụm đảo Hòn Khoai

Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai làm nhiệm vụ quan lý, bảo vệ rừng trên 2 cụm đảo, Hòn Khoai và Hòn Chuối. Những năm qua, mặc dù điều kiện để đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) còn nhiều khó khăn nhưng đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp giữa các đơn vị đứng chân trên đảo luôn được thực hiện hiệu quả, vì thế rừng được bảo vệ tốt, nhiều năm liền không để xảy ra cháy.

Ðề phòng thời tiết dị thường

Mùa khô năm nay đã được dự báo từ trước, theo đó, công tác chuẩn bị ứng phó đã được các cấp, các ngành, địa phương triển khai từ sớm, nên những thiệt hại do thiên tai đã giảm đến mức thấp nhất.

Ðể ứng phó hiệu quả, bền vững với biến đổi khí hậu

Những năm qua, Cà Mau luôn đối diện với nhiều khó khăn về tình hình hạn mặn, sụt lún ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân. Nguyên nhân của thực trạng này, theo ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài do hạn hán diễn biến gay gắt, nắng hạn kéo dài, thì còn do hệ thống thuỷ lợi chưa khép kín, chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đầu tư khoanh ô nhỏ phù hợp với từng vùng, chưa có hệ thống trạm bơm điều tiết nước; sản xuất, sinh hoạt của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa và nước ngầm, không có nước ngọt bổ sung trong mùa khô như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Thuận thiên vì sự phát triển bền vững

Hạn hán, xâm nhập mặn và lún sụt ngày càng khốc liệt, cùng với đó là triều cường, nước biển dâng gia tăng; mưa bão xảy ra bất thường, diễn biến phức tạp... Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu (BÐKH) đã và đang tiếp tục tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội và nhiều lĩnh vực khác. Ðã đến lúc mọi hoạt động của con người cần phải thuận theo thiên nhiên để phát triển bền vững.

Hỗ trợ người dân vượt thiên tai

Hiện nay đang vào cao điểm mùa khô hạn, vấn đề nước sạch lại được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với hơn 4 ngàn hộ dân của tỉnh đang trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Theo đó, nhiều hộ đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ thường xuyên của chính quyền các cấp, các tổ chức, các mạnh thường quân, doanh nghiệp.

Nỗi niềm nghề rẫy mùa hạn

Tình hình mùa hạn năm nay đã ảnh hưởng khá lớn đến năng suất, chất lượng các sản phẩm rau màu của bà con vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời.

Những hình ảnh đẹp trong cuộc chiến chống “giặc lửa”

Thông tin từ Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời Nguyễn Minh Nhứt, đến sáng 12/4, đám cháy rừng ở Nông trường 402 đã cơ bản được dập tắt. Các lực lượng chữa cháy đã được cho rút khỏi địa điểm cháy. Tuy nhiên, vẫn còn bố trí một đội hơn 10 người túc trực theo dõi và kịp thời dập tắt những nơi còn ngún.

Kiên quyết không để cháy rừng

Mùa khô năm nay đang diễn biến căng thẳng và dự báo El Nino kéo dài, trong khi hiện nay mực nước hầu hết các con kênh nội đồng trên địa bàn huyện Trần Văn Thời gần như khô cạn, gây khó khăn, thách thức lớn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Ðịa phương đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai mọi biện pháp để bảo vệ rừng.