ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:49:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ảnh hưởng bão số 1, hàng chục căn nhà bị sập, tốc mái

Báo Cà Mau (CMO) Do ảnh hưởng bão số 1, tại nhiều nơi trong tỉnh Cà Mau, mưa giông, gió giật mạnh từ hôm qua (16/7) và cả ngày hôm nay (17/7) đã làm sập và tốc mái nhiều nhà ở của người dân.

Theo thống kê bước đầu chưa đầy đủ, tại huyện Phú Tân, mưa giông làm sập 11 căn nhà tại các xã: Việt Thắng, Phú Thuận, Rạch Chèo và Tân Hải, ước tổng thiệt hại khoảng 140 triệu đồng. Tại huyện U Minh, đã có 4 căn nhà bị sập hoàn toàn; 16 căn bị tốc mái tại các xã: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Hoà, Khánh Thuận và Nguyễn Phích, với mức thiệt hại ước khoảng hơn 200 triệu đồng; tại thị trấn Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thới), 2 căn nhà bị tốc mái, ước thiệt hại hơn 50 triệu đồng.

Mưa kèm gió giật mạnh, kéo theo sóng biển dâng cao đang gây áp lực rất lớn đến hệ thống kè đê biển và hệ thống kè áp mái bảo vệ đê biển Tây.

Tại xã Khánh Hội (huyện U Minh), mưa lớn kéo dài, kéo theo sóng lớn đánh tràn vào bờ kè, làm ngập khu vực chợ Khánh Hội thuộc Ấp 3; một đoạn kè bản nhựa bị sụp, lún phần mặt bê tông với chiều dài khoảng 50 m. Trên một số tuyến đường huyện, xã của huyện U Minh, gió lớn làm cây bị gãy, đổ trên đường, UBND các xã, thị trấn đã chỉ đạo lực lượng kịp thời khắc phục.

Cũng trong hôm nay, tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, ảnh hưởng của bão số 1, vào khoảng 10 giờ 30' sáng nay, tại toạ độ 08.57-106.37 (thuộc vùng biển Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu), tàu cá CM 95227 TS, do ông Đỗ Văn Sang (thường trú Ấp 4, xã Khánh Hội) làm thuyền trưởng, đang hoạt động thì bị chìm do sóng to gió lớn.

Tại thời điểm bị chìm, trên tàu có 6 thuyền viên. Ngay sau đó, vụ việc đã được tàu cá CM-95223-TS, do ông Quách Văn Điểm (thường trú Ấp 2, Khánh Hội) làm thuyền trưởng, đang hoạt động gần đó phát hiện, tiến hành ứng cứu, đưa các thuyền viên lên tàu cá an toàn. Hiện nay, sức khoẻ các thuyền viên ổn định, đang được đưa vào bờ, tàu cá bị nạn vẫn chưa được trục vớt. Ước thiệt hại ban đầu khoảng 450 triệu đồng.

Cũng vào sáng nay, lúc 9 giờ 30 phút, qua điện thoại, Đồn Biên phòng Khánh Hội nhận được tin báo từ ông Nguyễn Văn Tuý (SN 1992, ở Ấp 2, xã Khánh Hội, huyện U Minh) về việc tàu cá CM 5068 TS chở theo 5 thuyền viên, hành nghề câu mực, đang hoạt động tại toạ độ 08°54’N- 106°32’E (thuộc vùng biển Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu) bị sóng to, gió lớn đánh chìm.

Qua hệ thống giám sát tàu cá xác định vị trí tai nạn, Đồn Biên phòng Khánh Hội sử dụng hệ thống thông tin liên lạc và điện thoại di động thông báo với tàu cá CM 95800 TS, do ông Phan Văn Khánh (SN 1985, ở Ấp 4, xã Khánh Hội, huyện U Minh) làm thuyền trưởng, đang hoạt động gần đó hỗ trợ, cứu vót được 5 thuyền viên lên tàu an toàn. Hiện, tàu cá CM 5068 TS chưa được trục vớt do sóng to, gió lớn, ước thiệt hại khoảng 200 triệu đồng./. 

 

Trần Nguyên

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.