ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 11-11-24 04:09:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Áo bà ba định vị trong đời sống

Báo Cà Mau (CMO) Trong đời sống ngày nay, giữa nhiều loại trang phục đa dạng kiểu dáng, mẫu mã lẫn màu sắc, áo bà ba vẫn giữ được cho mình chỗ đứng riêng.

Tính ứng dụng cao nhưng vẫn giữ hồn quê

Không thướt tha, cầu kỳ như áo dài, áo bà ba sở hữu vẻ đẹp rất giản dị nhưng vẫn toát lên nét dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Nam Bộ đôn hậu, kiên cường. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau, áo bà ba cũng khoác lên cho chính nó nhiều diện mạo mới hợp với thời đại và bắt kịp nhịp sống hơn.

Với áo bà ba truyền thống, thân áo sau là tấm vải nguyên không ghép nối với phần thân trước gồm hai tà tách biệt được gắn kết khi mặc bằng hàng cúc áo. Ðể tôn lên nét đẹp hình thể của người phụ nữ, nó sẽ được chít eo nhẹ nhàng hai bên hông.

Các bạn trẻ cũng yêu chuộng áo bà ba khi tham gia hoạt động du lịch sinh thái hay hội nhóm. Ảnh: Nhật Minh

Ở thì hiện tại, áo bà ba được may sẵn và bày bán không chỉ phong phú về màu sắc, mà chất liệu lẫn kiểu dáng cũng được thiết kế linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thị hiếu và phong cách thời trang mang tính hiện đại của người mặc. Một điểm nhấn đặc sắc là những loại cúc áo làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng cực cầu kỳ, sáng tạo, làm nên những điểm nhấn ấn tượng cho chiếc áo bà ba hiện đại. Bên cạnh đó, những loại vải được chọn may áo bà ba cũng mang đến cảm giác thoải mái, mát mẻ, thuận tiện vận động ngoài trời hay trong nhà. Tính thẩm mỹ tăng cao khi người thợ may điểm xuyết lên cho nó những đường thêu, những chi tiết trang trí tỉ mẩn mang đậm hồn quê như: hoa sen, khóm trúc, cành tre….

Chị Võ Tố Quyên, ấp Tân Hiệp Lợi B, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Chị em ở đây vẫn thích mặc áo bà ba đi chợ, đi lễ, đi họp hội cùng nhau. Áo bà ba dễ mặc, dễ làm công chuyện nhà, nếu có việc gấp cũng phù hợp để mặc đi ra ngoài mà không cần phải thay thêm một bộ trang phục nào khác”.

Không chỉ chị em ở vùng nông thôn mà ngay cả ở thành thị cũng yêu chuộng áo bà ba. Nó nền nã tôn thêm nét dịu dàng cho người phụ nữ và cực thẩm mỹ khi biến hoá nhiều loại hoạ tiết, hoa văn "sang chảnh". Chị Lê Kim Trang, Khóm 7, Phường 9, TP Cà Mau, cho biết: “Hội bạn chúng tôi thường diện áo bà ba đi cafe hay đi chùa cuối tuần. Áo bà ba không kén dáng như áo dài. Mập một chút hay ốm một chút mặc lên nhìn vẫn đẹp. Mặc áo bà ba chạy xe máy cũng tiện hơn, không sợ bị rách tà”.

Áo bà ba không chỉ phù hợp với người lớn mà còn được các em nhỏ, các bạn trẻ yêu thích. Hiện nay, nhiều chuyến du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái được cha mẹ lựa chọn cho các con để con có những trải nghiệm mới, hay các bạn trẻ cũng chọn làm đồng phục để thoả sức vui chơi và chụp hình nhóm. Áo bà ba ngoài nét mộc mạc vốn có cũng là một trong những trang phục kín đáo và trang trọng. Do đó, trong các dịp lễ hội truyền thống, lễ chùa... thì trang phục áo bà ba không chỉ phù hợp với người lớn mà ngay cả với các em nhỏ cũng vô cùng phù hợp để diện và lưu lại những khoảnh khắc đẹp hay thực hiện những bộ ảnh nghệ thuật.

Chị em yêu thích diện đồ bà ba vì tính ứng dụng cao của nó. Ảnh: Nhật Minh

Vươn ra thế giới

Áo bà ba không chỉ phổ biến ở Nam Bộ mà nó đã được đông đảo chị em phụ nữ trên cả nước yêu chuộng. Thậm chí, có rất nhiều người Việt đi công tác ở nước ngoài đều mang theo chiếc áo bà ba truyền thống, khăn rằn, nón lá để làm quà tặng đến bạn bè quốc tế. Ðiều đáng tự hào là chính những người Việt định cư ở nước ngoài cũng mang theo vài bộ áo bà ba ăn diện trong những ngày đặc biệt ở xứ người như cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, gợi nhớ đến quê nhà.

Ðặc biệt, khách du lịch nước ngoài cũng rất ưa chuộng áo bà ba nam, áo bà ba nữ. Họ không chỉ mặc thử, chụp ảnh ở vùng quê Việt Nam mà còn mua về làm quà cho bạn bè, người thân của mình ở nước nhà. Cứ như thế, áo bà ba vươn ra thế giới, được nhiều người biết đến và yêu thích….

Nhà thiết kế Thương Nguyễn cho biết: “Hình ảnh áo bà ba từ lâu đã gắn với những gì mang tính chất đồng quê, dân dã; với nón lá, guốc gỗ, cầu tre, bờ ao… Ngày nay, nhiều chị em phụ nữ vẫn diện áo bà ba cùng những phụ kiện mới lạ, sành điệu và hiện đại như túi LV, kính Gucci và giày Dolce & Gabbana. Áo bà ba thường có hai túi phía trước, một túi đựng điện thoại, túi còn lại đựng tiền, tiện lợi vô cùng. Bởi thế, nhiều chị em Việt kiều cũng diện bà ba ở nhà để đỡ nhớ quê hương”.

Chị Thuỳ Trang, chủ shop thời trang Minh Thảo, Phường 5, TP Cà Mau, cho biết: “Mặt hàng áo bà ba bán khá chạy. Không chỉ ở huyện, thành phố mình mà nhiều mối quen của tôi, của người quen tôi ở nước ngoài cũng đặt gửi sang đó nhiều. Họ bảo mặc thấy dễ chịu và nhìn rất độc. Nhiều bạn bè nước ngoài cũng hỏi họ mua ở đâu để mua về mặc thử”.

Áo bà ba trong thời đại mới vẫn có chỗ đứng và sức sống riêng nhờ sự uyển chuyển trong các khâu may, thêu, chọn vải… Nó góp phần giữ hồn dân tộc, chất quê hương dù ở bất kỳ nơi đâu có người Việt sinh sống./.

 

Lam Khánh

 

Nước uống sạch trong học đường

Dự án "Hỗ trợ bằng tiền mặt cho hộ gia đình và trường học bị ảnh hưởng bởi hạn hán năm 2024 tại huyện U Minh" do Tổ chức Cứu trợ trẻ em tài trợ và triển khai thực hiện từ tháng 5/2024. Dự án nhằm giúp trẻ em, gia đình và trường học tăng cường khả năng ứng phó với hạn hán, thiên tai. Bên cạnh các hộ dân, có 11 điểm trường tại 4 xã: Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Thuận, Khánh Lâm được hỗ trợ, mỗi điểm trường 65 triệu đồng, phục vụ lắp đặt máy lọc nước sạch uống trực tiếp theo tiêu chuẩn TCVN01.

Giúp hộ nghèo an cư

Thời gian qua, các cấp, các ngành huyện U Minh tích cực vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài huyện hỗ trợ xây cất nhà tình thương cho hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn. Qua đó, không chỉ giúp hộ nghèo, hộ khó khăn có chỗ ở ổn định, an tâm phát triển sản xuất, mà còn góp phần thực hiện hiệu quả phong trào chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát.

Niềm vui trường mới

Sau 2 năm học tập và giảng dạy tại điểm Trường THCS Nguyễn Thái Bình, năm học này, toàn thể thầy cô giáo và 935 học sinh Trường THPT U Minh (thị trấn U Minh) phấn khởi khi được giảng dạy và học tập trong ngôi trường mới khang trang.

Nữ sinh vượt khó, học giỏi

Nguyễn Hà Huyền Trân là nữ sinh năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, ấn tượng với người đối diện bằng nụ cười tươi và lúc nào cũng năng lượng. Năm vừa qua, Huyền Trân đạt thành tích học tập xuất sắc với điểm học tập 3.74/4.0 và điểm rèn luyện gần như tuyệt đối trên thang 100.

Tìm giải pháp nâng chất lượng thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,11%, giảm so với 2 năm gần nhất là 2022 (99,16%) và 2023 (99,22%), nhưng tỷ lệ điểm trung bình của tất cả các bài thi/môn thi tăng so với 4 năm liền kề. Từ đó cho thấy, chất lượng dạy và học tăng lên. Theo tổng hợp, điểm trung bình chung trong 5 năm cao hơn 0.01 điểm, xếp hạng trên 1 bậc so với khu vực và cả nước.

Quyết tâm xoá nhà tạm, nhà dột nát

Xoá nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước, nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Với phương châm “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết và quan tâm thực hiện xuyên suốt, liên tục trong thời gian qua.

Hơn 80 triệu đồng hỗ trợ thai phụ sinh đôi

Chiều 5/11, Phòng Công tác xã hội (CTXH),  Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau trao tiền hỗ trợ cho bệnh nhân Lê Thị Thuỳ Dương (Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh). Đây là trường hợp thai phụ sinh đôi, thai kỳ nguy cơ cao, có hoàn cảnh khó khăn được bệnh viện vận động hỗ trợ hơn 80 triệu đồng.

Hỗ trợ thiết bị trữ nước, lọc nước, tưới tiêu cho phụ nữ huyện Trần Văn Thời và Đầm Dơi

Sáng 5/11, tại trụ sở UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Hội LHPN tỉnh và tổ chức UN Women tại Việt Nam phối hợp tổ chức trao hỗ trợ các thiết bị trữ nước, lọc nước và tưới tiêu tiết kiệm cho 620 phụ nữ, 4 đơn vị trường học, trạm y tế trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và Đầm Dơi. 

Tổng kết công tác dạy chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024

Để đảm bảo công tác giảng dạy, học tập và làm tốt công tác tham mưu, Ban Dân tộc đã chỉ đạo Phòng Dân tộc các huyện, TP Cà Mau đồng loạt khai giảng các lớp dạy và học chữ Khmer vào ngày 5/6/2024, kéo dài trong 2 tháng hè. Chiều 4/11, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức tổng kết công tác này.

Không để nhà vệ sinh trường học là “cơn ác mộng”

Các trường học đang cố gắng nâng cao chất lượng nhà vệ sinh (NVS) tại trường để học sinh có được môi trường sinh hoạt tốt hơn khi đến lớp.