Khi chúng tôi đến nhà thì mới biết Nhân mất cha từ lúc 3 tuổi. Lúc ấy em lại vừa có thêm em trai, 3 mẹ con phải sống nhờ vào ông bà nội. Không lâu sau, mẹ em cũng bỏ 2 anh em lại cho ông bà nội mà bước thêm bước nữa.
Khi chúng tôi đến nhà thì mới biết Nhân mất cha từ lúc 3 tuổi. Lúc ấy em lại vừa có thêm em trai, 3 mẹ con phải sống nhờ vào ông bà nội. Không lâu sau, mẹ em cũng bỏ 2 anh em lại cho ông bà nội mà bước thêm bước nữa.
Nghe bà nội Nhân kể, khi mẹ bỏ đi, Nhân chỉ mới học lớp 2. Lúc ấy gia đình khó khăn quá, ông nội định cho Nhân nghỉ học nhưng Nhân nhất định không chịu, cứ khóc, nằng nặc đòi đến lớp. Thấy cháu ham học quá, ông nội cũng bóp bụng cho Nhân tiếp tục đến trường mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn lắm, ăn bữa sáng phải chạy lo buổi chiều. Cả gia đình lúc này chỉ trông chờ vào vài chục ngàn đồng ít ỏi của ông nội kiếm được nhờ vào việc phụ hồ. Cứ như vậy, ngày qua ngày em cũng được học đến THCS. Dù nhà nghèo nhưng Nhân vẫn cố gắng học thật giỏi để khỏi phụ lòng ông bà nội và sau này có nghề nghiệp để giúp đỡ ông bà nội.
Thầy chủ nhiệm Huỳnh Thu Đông trao phần thưởng cho em Nguyễn Trọng Nhân. |
Ước mơ là vậy nhưng khi em lên lớp 8 thì ông nội qua đời. Khi ấy, 2 anh em Nhân phải nương tựa vào đôi vai gầy gò của bà nội. Ðã nhiều lần Nhân phải nghỉ học ở nhà trông em vì bà nội phải đi làm kiếm tiền về nuôi 2 cháu. Ứớc mơ tưởng chừng như đơn giản giờ đây đành gác lại vì cái ăn với em đã khó thì lấy tiền đâu mà đi học. Hằng ngày, nhìn các bạn cắp sách đến trường, Nhân chỉ biết đứng nhìn mà rơm rớm nước mắt.
Hiểu được hoàn cảnh đáng thương của em, thầy Huỳnh Thu Ðông, giáo viên chủ nhiệm lớp 8E (Trường THCS Lương Thế Vinh, phường 8, TP Cà Mau), đã đến gặp em và gia đình để động viên em tiếp tục đến trường, tiếp tục thực hiện ước mơ của mình. Thầy đã xin nhà trường miễn giảm các khoản tiền cho em, đồng thời còn vận động các em học sinh lớp trước tặng lại cho em sách giáo khoa để học. Không chỉ vậy, thầy còn phân công các bạn học khá giúp đỡ để em theo kịp bài và kịp chương trình.
Ngoài việc dạy ở trường, thầy Ðông còn phải đi giao nước đá cho các quán. Xuất thân từ gia đình lao động nên thầy luôn hiểu được những khó khăn mà Nhân phải vượt qua. Không chỉ giúp đỡ trường hợp của Nhân, từ khi làm công tác giảng dạy, thầy đã giúp đỡ nhiều em có hoàn cảnh khó khăn khác. Thầy không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất như: tiền, tập, sách… mà còn động viên về mặt tinh thần. Trường hợp của em Nhân cũng vậy, những lúc rảnh, thầy thường đến nhà để bồi dưỡng thêm cho em và động viên để em thêm tự tin mà thực hiện ước mơ của mình. Thầy chia sẻ: “Trường hợp em Nhân không chỉ thiếu thốn về mặt vật chất mà về mặt tinh thần em đã mất đi điểm tựa là cha, mẹ, rồi đến ông nội. Ðó là sự mất mát lớn lao, chính vì lẽ đó, với Nhân tôi có sự thông cảm và đồng cảm sâu sắc hơn”.
Từ sự giúp đỡ của thầy Ðông, của thầy cô bộ môn và các bạn trong lớp, khi đi học lại, Nhân đã tiến bộ nhiều trong học tập. Hy vọng với sự giúp đỡ trên, Nhân sẽ tiếp tục vững bước trên con đường học vấn, tiếp tục thực hiện ước mơ của mình mặc dù phía trước còn rất nhiều thử thách./.
Diệp Tiến Dịp, Trường THCS Lương Thế Vinh, phường 8, TP Cà Mau