Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, điện thoại di động đã trở nên thiết yếu, không thể thiếu trong đời sống của con người. Nhờ điện thoại di động mà việc thông tin liên lạc trở nên nhanh chóng, dễ dàng. Ðối với học sinh cũng vậy, nhờ điện thoại di động mà các em có thể trao đổi học tập với thầy cô, bạn bè, lên mạng tìm kiếm thông tin…
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, điện thoại di động đã trở nên thiết yếu, không thể thiếu trong đời sống của con người. Nhờ điện thoại di động mà việc thông tin liên lạc trở nên nhanh chóng, dễ dàng. Ðối với học sinh cũng vậy, nhờ điện thoại di động mà các em có thể trao đổi học tập với thầy cô, bạn bè, lên mạng tìm kiếm thông tin…
Tuy nhiên, vấn đề học sinh sử dụng điện thoại như thế nào; có nên sử dụng điện thoại hay không đang là vấn đề băn khoăn của không ít phụ huynh học sinh và những người làm công tác giáo dục.
Theo thầy Trần Văn Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, học sinh nên hạn chế sử dụng điện thoại. Bởi hiện nay ở lứa tuổi các em, các mối quan hệ xã hội chưa nhiều, hơn nữa, sử dụng điện thoại nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học tập, bị chi phối thời gian. Ðó là chưa kể đến, trong điều kiện của học sinh, những gia đình khá giả về kinh tế thì không có gì phải bàn nhưng những gia đình kinh tế còn khó khăn, sử dụng điện thoại nhiều cũng sẽ là gánh nặng.
Thầy Vũ Xuân Khải, giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn, huyện Thới Bình, khẳng định: “Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại, thậm chí mang điện thoại vào trong khu vực trường. Bởi phần lớn những vụ bạo lực học đường hiện nay xảy ra đều xuất phát từ điện thoại di động. Ở trường có thể các em chỉ xích mích nhỏ, bực bội, có chiếc điện thoại trong tay, các em sẵn sàng bấm máy gọi người đến để giải quyết bằng bạo lực. Do đó, ngăn cấm học sinh sử dụng điện thoại là hợp lý, vừa tạo điều kiện để các em có thời gian chuyên tâm vào học tập, vừa ngăn chặn được những vụ bạo lực học đường đáng tiếc xảy ra”.
Tuy nhiên, ở góc độ phụ huynh học sinh, nhiều người cho rằng cần phải cho con em mình sử dụng điện thoại. Bởi, gia đình ở xa, con phải trọ học, có điện thoại để dễ dàng liên hệ, quản lý việc học tập, vui chơi của các em. Tuy vậy, nhà trường cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để các em biết sử dụng điện thoại phù hợp, hiệu quả.
Rõ rằng, việc học sinh sử dụng điện thoại đang là vấn đề băn khoăn. Do đó, gia đình, nhà trường cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ để tuyên truyền, giáo dục con em mình biết sử dụng điện thoại một cách hợp lý, khoa học./.
Ðức Hiếu