ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 17:48:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau Phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”

Báo Cà Mau

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thiết thực hưởng ứng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào 2017”, chào mừng các sự kiện: 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (05/9/1962 – 05/9/2017); 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977 – 18/7/2017).

- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là thế hệ trẻ về tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào trong quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Qua đó, vun đắp ngày càng tốt hơn tình đoàn kết hữu nghị, thủy chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Đồng thời, đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, bóp méo lịch sử của các thế lịch thù địch, gây chi rẽ quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam – Lào.

2. Yêu cầu

Cuộc thi được triển khai sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang; các đối tượng thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

II. NỘI DUNG CUỘC THI

1.Đối tượng dự thi

Tất cả công dân Việt Nam sinh sống, học tập, lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau và người nước ngoài đều có quyền tham gia dự thi. Không phân biệt lứa tuổi, thành phần, tôn giáo. Khuyến khích các đối tượng tham gia dự thi là công dân của tỉnh Cà Mau đang sinh sống, lao động, học tập trong và ngoài nước tham gia dự thi.

2. Hình thức thi

Thi trắc nghiệm hàng tuần và thi viết

2.1. Thi trắc nghiệm hàng tuần (cấp Trung ương tổ chức)

+ Cách thức thi: Người dự thi truy cập vào một trong các trang Web: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://vietlao.dangcongsan.vn; Báo Nhân dân: www.nhandan.org.vn; Báo Quân đội nhân dân: www.qdnd.vn; Tạp chí Tuyên giáo điện tử: www.tuyengiao.vn; Báo Tiền phong: www.tienphong.vn; Báo Thanh niên: www.thanhnien.vn; Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.vn. Sau đó, hoàn thành các thao tác để trả lời câu hỏi của Ban Tổ chức.

+ Trả lời câu hỏi thi:

Mỗi tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi đưa ra 3 câu hỏi. Mỗi câu hỏi thi có 3 đáp án trả lời trắc nghiệm, trong đó có 1 đáp án đúng. Người dự thi vào các chuyên trang Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam và thao tác như sau:

(1) Điền các thông tin cá nhân (Họ và tên; chứng minh thư nhân dân; số điện thoại; địa chỉ liên hệ; E-mail...) theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn một phương án đúng, sau đó điền vào ô “Dự đoán” số người trả lời đúng, nhập “Mã xác thực” và bấm vào ô “Trả lời”.

(2) Trong trường hợp số người dự thi (từ 2 người trở lên) cùng trả lời đúng các câu hỏi, cùng dự đoán chính xác số người trả lời đúng, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào thời gian gửi trả lời câu hỏi để trao thưởng cho người gửi trả lời sớm nhất. Thời gian được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cuộc thi tuần trước (thời gian tính đến giây, phút, giờ, ngày theo thời gian thi, hiển thị trên phần mềm thi trực tuyến).

- Thời gian thi trắc nghiệm được tiến hành hàng tuần, bắt đầu từ ngày 02/5/2017 và kết thúc vào ngày 22/12/2017.

- Thời gian thi mỗi tuần được tính từ 10h00 thứ ba hằng tuần và kết thúc vào 9h30 thứ ba tuần kế tiếp.

2.2. Thi viết

* Quy định về bài dự thi

- Bài dự thi bằng tiếng Việt, có thể viết tay hoặc đánh máy, với dung lượng tối đa 5.000 từ (tương đương 10 trang giấy A4). Khuyến khích đánh máy và in trên giấy A4, cỡ chữ 14, sử dụng font chữ Time New Roman. Có thể sử dụng hình ảnh để minh họa làm phong phú thêm bài viết (ghi rõ nguồn, tên tác giả của ảnh).

- Bài dự thi phải ghi rõ và đầy đủ họ, tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), giới tính, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, tôn giáo, đơn vị học tập, công tác, nơi thường trú; số điện thoại liên hệ.

- Bài dự thi của tác giả phải là các tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ báo, tạp chí, sách.... và phải chuyển tải được một trong các chủ đề gợi ý của Ban Tổ chức Cuộc thi.

3.Hình thức nhận bài thi

- Bài dự thi của cá nhân, đơn vị thuộc cấp nào thì gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp đó.

- Cấp huyện, thành ủy lựa chọn tối đa 50 bài xuất sắc; các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy lựa chọn tối đa 40 bài xuất sắc gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh.

- Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Cuộc thi cấp tỉnh tổng hợp các bài thi của các địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân chấm, lựa chọn 30 bài thi xuất sắc để tham gia cuộc thi cấp Trung ương.

4. Tài liệu phục vụ cuộc thi: Khai thác tài liệu trên Tạp chí tuyên giáo điện tử www.tuyengiao.vn và Kế hoạch số 49-KH/BTGTU, ngày 03/5/2017 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tuyên truyền “Năm hữu nghị Việt Nam – Campuchia” và “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào” 2017.

5. Thời gian và địa điểm nộp bài dự thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Ban Tổ chức bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 15/7/2017. Hạn cuối cùng nhận bài dự thi là ngày 15/8/2017.

- Nơi nhận bài dự thi: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh (qua Văn phòng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (số 03, Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau. ĐT: 290.831.357).

6. Cơ cấu, giá trị giải thưởng

6.1. Cấp tỉnh: Không cơ cấu giải thưởng.

6.2. Cấp Trung ương:

* Đối với thi trắc nghiệm hàng tuần

Mỗi tuần có 03 giải thưởng, bao gồm:

- 01 giải nhất: trị giá 1.500.000 đồng.

- 01 giải nhì: trị giá 1.000.000 đồng.

- 01 giải ba: trị giá 500.000 đồng.

*  Đối với thi viết

- Giải cá nhân: Có 28 giải, bao gồm:

+ 01 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng.

+ 03 giải nhì, mỗi giải trị giá: 10.000.000 đồng.

+ 05 giải ba, mỗi giải trị giá: 5.000.000 đồng.

+ 20 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá: 1.000.000 đồng.

- Giải tập thể: Có 28 giải, bao gồm:

+ 01 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng.

+ 03 giải nhì, mỗi giải trị giá: 10.000.000 đồng.

+ 05 giải ba, mỗi giải trị giá: 5.000.000 đồng.

+ 20 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá: 2.000.000 đồng.

7. Thông báo Kết quả và trao giải thưởng

7.1. Đối với thi trắc nghiệm

- Kết quả thi trắc nghiệm sẽ được cập nhật vào tuần cuối hàng tháng trên trang báo điện tử của các cơ quan báo chí phối hợp tổ chức Cuộc thi.

- Hàng quý, Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương trao giải thưởng cho những người đoạt giải trong các cuộc thi trắc nghiệm tuần (người đoạt giải không có điều kiện trực tiếp nhận giải có thể nhận tiền thưởng qua bưu điện hoặc qua tài khoản cá nhân).

7.2. Đối với thi viết

Kết quả Cuộc thi viết sẽ được Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương công bố tại Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi dự kiến vào tháng 12/2017.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,

- Thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi gồm: Đại diện các cơ quan: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin – Truyền thông, Tỉnh đoàn, Đài Phát thanh – Truyền hình, Báo Cà Mau.

- Dự trù và thanh quyết toán kinh phí tổ chức cuộc thi (từ nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại).

- Tổng hợp, lựa chọn và gửi bài dự thi cấp Trung ương.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông định hướng tuyên truyền Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” cho các cơ quan thông tin đại chúng, để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.

- Kết thúc cuộc thi, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo kết quả Cuộc thi cấp tỉnh về Ban Tuyên giáo Trung ương và Thường trực Tỉnh ủy.

2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh

- Tổ chức phát động cuộc thi đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên, học sinh, sinh viên; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; người lao động thuộc quyền quản lý để tham gia cuộc thi.

- Tập hợp bài thi và gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh đúng theo quy định. Riêng đối với cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, bài dự thi gửi về Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (Bộ Công an).

3. Ban Tuyên giáo, tuyên huấn các huyện ủy, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy

- Tham mưu cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai, phát động cuộc thi, lựa chọn và gửi bài về cuộc thi cấp tỉnh theo quy định. Kinh phí phục vụ cuộc thi do ngân sách địa phương, đơn vị cấp.

- Khai thác tư liệu về lịch sử hình thành và phát triển của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam để giúp cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân tham gia cuộc thi đạt kết quả tốt.

BAN TUYÊN GIÁO

Xây dựng Ðảng sáng tạo, đồng bộ, toàn diện

"Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức bởi tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, cùng sự ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, công tác xây dựng Ðảng được Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ, các cấp uỷ trực thuộc tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, sáng tạo với quyết tâm chính trị cao và đạt kết quả nổi bật", Bí thư Huyện uỷ U Minh Ðoàn Việt Khoa phấn khởi chia sẻ với Báo Cà Mau trước thềm xuân mới.

Đảng là vầng dương chân lý

95 năm Đảng dẫn lối, soi đường cho sự nghiệp cách mạng dân tộc Việt Nam như vầng dương toả sáng rực rỡ vinh quang và bất tử! Chúng ta đang đi trong mùa xuân đẹp lộng lẫy khi triệu triệu trái tim hoà chung nhịp đập, khát vọng của Đảng, của đất nước trong khí thế hiên ngang để tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh, phồn vinh và hạnh phúc của dân tộc.

RẠNG RỠ VIỆT NAM

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ'

Sáng 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).

Công tác tuyên giáo chủ động trong tình hình mới

Tổng bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Ðảng ta đã chỉ ra mục tiêu của công tác tuyên giáo trong giai đoạn cách mạng mới: “Tạo ra sự thông suốt, đoàn kết, nhất trí, tạo khí thế thi đua trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân thực hiện các chủ trương, quan điểm của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên giáo phải làm cho quan điểm của Ðảng, Nhà nước thấm sâu vào trái tim, khối óc của từng đảng viên, từng người dân, khơi dậy ý chí, động viên toàn dân quyết tâm hành động, phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; tinh thần tự lực, tự cường, khả năng sáng tạo, tạo ra phong trào hành động cách mạng của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Ðảng; 100 năm thành lập nước; làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch, phản động”.

Tạo thế và lực để Cà Mau cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2024, mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm cao của Ðảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương nên kết quả thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực; đã tạo khí thế phấn khởi, niềm tin to lớn của toàn Ðảng bộ, toàn dân, toàn quân tỉnh nhà trước khi bước vào năm 2025. Ðặc biệt những ngày cuối năm 2024, Ðảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau vinh dự được đón tiếp đồng chí Tô Lâm, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, người đứng đầu Ðảng ta cùng Ðoàn công tác của Trung ương về thăm, làm việc, thể hiện sự quan tâm lớn lao, cùng với tình cảm sâu sắc và định hướng những giải pháp quan trọng, gợi mở nhiều vấn đề rất quý báu đối với sự phát triển nhanh, bền vững, toàn diện của tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Ba ông già tuổi tỵ

Ðó là ba ông già cùng làm ở Xưởng Quân giới (XQG) Cà Mau thời kháng chiến chống Mỹ. Nói về XQG này thì những người cùng thời, tham gia kháng chiến ở Cà Mau, hầu như ai cũng biết. Họ hay gọi là xưởng ông Ba Thợ Rèn (thường gọi là Ba Lò Rèn), vì ông Ba Thợ Rèn (Nguyễn Trung Thành) là người chịu trách nhiệm lập xưởng (đầu năm 1960) và rất nổi tiếng với việc sản xuất đạn pháo lăn-xà-bom, được tuyên dương anh hùng ngay đợt đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ (năm 1965); xưởng cũng hai lần được tuyên dương anh hùng.

Ðảng là lẽ sống, niềm tin

Tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ III của Ðảng (9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 3/2 hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện. Từ đây, Ðảng ta đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam với những mốc son chói lọi trên chặng đường 95 năm vinh quang rực rỡ.

Vững niềm tin vươn tới

Đổi mới phương pháp lãnh đạo của Ðảng gắn với đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, bám sát cơ sở, năm 2024 nhiều cán bộ lãnh đạo Trung ương về với Cà Mau; nhiều cán bộ lãnh đạo của tỉnh luôn sâu sát cơ sở và có mặt tại hầu khắp những điểm nóng, những công trình trọng điểm, sự kiện quan trọng... để chỉ đạo, động viên các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Đỉnh cao của trí tuệ, bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý.