Mục Bàn tròn văn hoá, trên trang 2, có bài Chuyện ăn uống trong quan niệm dân gian. Ăn uống trước hết và quan trọng hơn hết là để duy trì sự sống. Tuy nhiên, qua chuyện ăn uống còn cho thấy cách ứng xử, văn hoá của con người. Không đơn giản mà người ta gọi ẩm thực là văn hoá, bởi ẩn chứa trong đó là muôn vàn hằng số văn hoá được tích luỹ liên tục trong quá trình lịch sử.
Mục Bàn tròn văn hoá, trên trang 2, có bài Chuyện ăn uống trong quan niệm dân gian. Ăn uống trước hết và quan trọng hơn hết là để duy trì sự sống. Tuy nhiên, qua chuyện ăn uống còn cho thấy cách ứng xử, văn hoá của con người. Không đơn giản mà người ta gọi ẩm thực là văn hoá, bởi ẩn chứa trong đó là muôn vàn hằng số văn hoá được tích luỹ liên tục trong quá trình lịch sử.
Thường, người ta coi “Miếng ăn là miếng nhục”, có khi “Ăn một miếng, tiếng một đời”. Hay trong quan hệ xã hội thì “Lời chào cao hơn mâm cỗ”… Một nét độc đáo trong ẩm thực của người Việt Nam nữa là đôi đũa. Ðôi đũa thể hiện cách xử lý linh hoạt, khéo léo và đầy tế nhị trong chuyện ăn uống của người Việt. Trong bữa cơm gia đình miền Nam truyền thống, một số quy định bất thành văn mà giờ nhiều nhà vẫn còn duy trì: Trẻ con không được để cơm rơi vãi, người nhỏ ăn cá phải bắt đầu từ phần đuôi lên đầu, cầm đũa phải cầm theo phương đứng, “đũa nằm” là hỗn, là tham ăn… Từ việc rèn tập cho trẻ con sử dụng đôi đũa, kèm theo đó là những nguyên tắc trong ăn uống, bữa cơm cũng là môi trường giáo dục đặc thù của người miền Nam đối với con cái.
Trong 2 ngày, 24 và 25/11 vừa qua, Lễ hội đua ghe Ngo lần II - Sóc Trăng được diễn ra trên dòng sông Maspero thơ mộng. Lễ hội quy tụ 53 đội với hơn 3.000 vận động viên đại diện cho các phum, sóc đến từ các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang và Trà Vinh tham gia. Mỗi đội, ngoài 50-60 tay bơi chính thức còn có thêm khoảng từ 10-30 tay bơi dự bị theo cùng. Không chỉ vậy, hàng trăm người khác cũng khăn gói theo chiếc ghe của phum, sóc mình đến cổ vũ, tạo nên không khí lễ hội cực kỳ sôi động. Đua nghe Ngo là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Oóc-om-bok của người Khmer. Ðây là lễ hội mang đậm nét dấu ấn địa - văn hoá của người dân Nam Bộ, nó bắt nguồn từ nhiều truyền thuyết thú vị và đầy hấp dẫn. Chi tiết trong bài Tháng Mười nói chuyện bơi đua, trên trang 7.
Vào ngày 20/11 vừa qua, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau long trọng tổ chức lễ tốt nghiệp cho 387 tân thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư. Ðây là thành quả ngọt ngào cho sự cố gắng của tập thể Phân hiệu hơn 4 năm qua. Trong 387 tân khoa, nổi bật những gương mặt đầy ấn tượng. Đó là bạn Trần Nguyễn Hương Mơ, học giỏi, năng nổ trong hoạt động thiện nguyện; là Vương Thuỳ My, vượt khó chinh phục ước mơ; là Đường Văn Hậu, năng động, nhiệt huyết và xuất sắc trong công tác phong trào. Ghi nhận trong bài Những “đoá hoa” khoe sắc , trên trang 6.
Là bộ đội xuất ngũ, Công trở về địa phương không có công ăn việc làm. Thấy cảnh tượng rác rưởi làng quê nhớp nhúa, anh rầu lòng lắm. Trăn trở, băn khoăn mãi, anh quyết định đứng ra thành lập tổ thu gom rác thải. Tổ chỉ có 3 thành viên, ai cũng hoàn cảnh khó khăn, công việc cực nhọc, điều kiện làm việc hết sức thiếu thốn, môi trường làm việc lại bẩn thỉu. Nhưng ở họ lại sáng lên phẩm chất đạo đức, nhân cách sống và trách nhiệm vì cộng đồng. Truyện ngắn Xe rác, trên trang 8.
Ngoài ra, Báo Cà Mau số ra hôm nay còn nhiều tin, bài trên các lĩnh vực khác, mời quý vị và các bạn tìm đọc!./.