Với người miền Nam, cúng đầy tháng, thôi nôi cho trẻ là phong tục tập quán phổ biến. Phong tục này có nguồn gốc từ tục thờ cúng 12 bà mụ trong các gia đình Nam Bộ xưa. Đặc biệt, trong lễ thôi nôi có một nghi thức thú vị là: sau khi cúng xong 3 tuần rượu, 1 tuần trà, đứa bé sẽ được đặt lên bộ ván ngựa (hoặc giường) và bày ra trước mặt một số vật dụng quen thuộc để bé lựa chọn như: cây viết, quyển sách, nắm xôi, gương soi, lược, cục đất, cây kéo, tiền mặt…
Với người miền Nam, cúng đầy tháng, thôi nôi cho trẻ là phong tục tập quán phổ biến. Phong tục này có nguồn gốc từ tục thờ cúng 12 bà mụ trong các gia đình Nam Bộ xưa. Đặc biệt, trong lễ thôi nôi có một nghi thức thú vị là: sau khi cúng xong 3 tuần rượu, 1 tuần trà, đứa bé sẽ được đặt lên bộ ván ngựa (hoặc giường) và bày ra trước mặt một số vật dụng quen thuộc để bé lựa chọn như: cây viết, quyển sách, nắm xôi, gương soi, lược, cục đất, cây kéo, tiền mặt… Dân gian tin rằng, vật nào được bé chọn là tương ứng với tương lai nghề nghiệp của bé sau này. Bài Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi theo phong tục truyền thống, trong mục Bàn tròn văn hoá trên trang 2.
Trang 3 có bài Người Bí thư Côn Ðảo đầu tiên. Đó là ông Hồ Thanh Tòng, quên quán xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ông là cán bộ tiền khởi nghĩa, được phân công ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneva năm 1954. Quá trình hoạt động ông bị bắt, tù đày với những cực hình tra tấn dã man của quân thù từ các nhà lao trong đất liền đến Côn Đảo, dù vậy ông vẫn luôn giữ vững phẩm chất, khí tiết của người cộng sản. Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, ông được phân công làm Bí thư tỉnh Côn Đảo, đây là người bí thư đầu tiên của mảnh đất lịch sử linh thiêng này.
Tiền thân của Tạp chí Văn nghệ Cà Mau chính là Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng, xuất hiện từ năm 1960 của thế kỷ XX. Với thời gian khá dài 55 năm, Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng hoà quyện vào dòng chảy chung cuộc sống, chiến đấu, xây dựng của quân, dân trong tỉnh và có sức lan toả cả miền Tây Nam Bộ, nhiều tác phẩm được phát trên sóng Ðài Phát thanh Giải Phóng, Ðài Tiếng nói Việt Nam. Chặng đường 55 năm, Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng nhiều lần thay tên đổi họ, tạp chí vừa hết sức cố gắng để xứng đáng là nơi tập hợp, bồi dưỡng, đào tạo lực lượng văn học - nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, vừa phấn đấu để xứng đáng với sự mong đợi của tỉnh nhà, của bạn viết, bạn đọc gần xa. Ghi nhận trong bài 50 năm Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng, trên trang 9.
Trong cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015 tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu, từ ngày 6 đến 23/11/2015, Ðoàn Cải lương Hương Tràm có 1 vở diễn đầy ấn tượng mang tên “Dòng xoáy”. Tác phẩm do Hoàng Song Việt chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Nhà văn Trịnh Bích Ngân, đạo diễn là Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu. Với thời lượng chỉ hơn 2 giờ nhưng nội dung tác phẩm đã phản ánh sắc nét những vấn đề thời sự hiện nay, đó là thái độ và lối sống thờ ơ của giới trẻ với lịch sử, thói hám danh, hám lợi, bất chấp mọi thủ đoạn để làm lợi riêng. Tác phẩm kết thúc với cái chết của Bài Tài, một cán bộ cách mạng luôn đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải và phẩm chất người cộng sản. Một cái chết thể hiện triết lý sâu sắc từ vở diễn. Cái chết là hình phạt lớn nhất cho những người còn sống, để họ suy ngẫm, phán xét lương tâm để sống có ý nghĩa với đời. Đó là những chia sẻ trong bài “Dòng xoáy” Vở cải lương nhiều cảm xúc, trên trang 11.
Chi tiết, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!./.