Người dân có quyền lựa chọn phương thức làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua hành chính công hoặc thông qua dịch vụ. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra của Ðoàn kiểm tra Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh vừa qua, hầu hết người dân đều làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua dịch vụ. Ðiều này đồng nghĩa với việc Cà Mau đang mất dần chức năng hành chính công ở lĩnh vực này.
Người dân có quyền lựa chọn phương thức làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua hành chính công hoặc thông qua dịch vụ. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra của Ðoàn kiểm tra Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh vừa qua, hầu hết người dân đều làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua dịch vụ. Ðiều này đồng nghĩa với việc Cà Mau đang mất dần chức năng hành chính công ở lĩnh vực này. Việc thu phí cũng không có sự thống nhất, thậm chí có sự chênh lệch rất cao giữa các địa phương. Ðể có được một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức dịch vụ, có trường hợp người dân phải bỏ ra hàng chục triệu đồng. Bài Mất dần chức năng hành chính công trong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên trang 5, phản ánh vấn đề vừa nêu.
Ngày 27/7 năm nay, Ban Nhân dân ấp, chi hội CCB, các ngành, đoàn thể và người dân ấp Thị Tường B, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước cùng nhau nấu mâm cơm cúng đồng đội, mừng trụ sở sinh hoạt mới và hơn hết cùng nhau tề tựu bên bia ghi danh liệt sĩ mới được xây dựng. Phong trào xây dựng bia ghi danh liệt sĩ tại trụ sở sinh hoạt văn hoá ấp hiện lan toả mạnh mẽ tại huyện Cái Nước. Chỉ riêng xã Hoà Mỹ đã có 6 ấp xây dựng hoàn thành bia ghi danh, mỗi bia trị giá từ 13-20 triệu đồng do hội viên CCB, Nhân dân, các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài xã đóng góp. Ghi nhận trong bài Nghĩa tình đồng đội, trên trang 3.
Mặc dù Phú Tân đã có 3 xã đạt chuẩn NTM đúng theo kế hoạch đề ra, tuy nhiên, để có kết quả trên, huyện đã chỉ đạo rất quyết liệt ở những tháng gần về đích. Trong thời gian này, huyện cử 3 tổ công tác xuống tận các xã, ấp để "cầm tay chỉ việc" cho từng hộ dân, thậm chí làm thay từng đế cờ, cột cờ, hàng rào và những hố rác tự hoại tại các hộ gia đình. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc triển khai chương trình xây dựng NTM ở nhiều nơi chưa đạt hiệu quả như mong đợi, nhưng có một nguyên nhân quan trọng cần sớm khắc phục, đó là công tác tuyên truyền về xây dựng NTM chưa được thường xuyên, chưa sát với thực tiễn.
Sau chuyến khảo sát về NTM tại Cà Mau, ông Nguyễn Văn Nguyên, Vụ phó Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lưu ý: “Xây dựng NTM là hành trình không đích đến, thay đổi nhận thức mới là điều cốt yếu. NTM không chỉ là con đường mới, cây cầu mới, mà vấn đề là làm sao để thông thương hàng hoá trên những con đường, cây cầu đó; không phải là trạm y tế mới mà là thái độ phục vụ của người thầy thuốc; nhà văn hoá hoành tráng nhưng lại thiếu các hoạt động bổ ích cho người dân thì cũng chưa thể mới…". Bài Cầu mới, đường mới, chưa thể là nông thôn mới, trên trang 6.
Không riêng gì người tiêu dùng Cà Mau mà người tiêu dùng trong cả nước đều có cùng tâm trạng “ăn gì, uống gì cũng thấy sợ”. Tại Cà Mau, tình hình mua bán gia súc, gia cầm, các mặt hàng thực phẩm tươi sống ở các chợ dường như thả lỏng. Chính sự buông lỏng trong quản lý đã khiến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng trở nên phức tạp, trong khi người sản xuất rau sạch, cung cấp thịt sạch lại không có lối ra. Bài Lối ra nào cho rau, thịt sạch?, trên trang 11.
Chi tiết, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!./.