ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 18:02:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương

Báo Cà Mau (CMO) Ngôi nhà rường 200 năm tuổi tại xứ Kim Long thơ mộng, mỹ miều của Huế mộng, Huế mơ với bàn ghế, sập khảm trai, vườn cây… được sắp xếp đúng theo cách người Huế đã từng sinh sống hàng trăm năm qua trong cộng đồng đặc trưng của xứ kinh kỳ đặc sắc này. Nơi đây đã và đang tồn tại một địa chỉ văn hoá đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có được, đó là Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương, trong căn nhà được mang tên Lan Viên cổ tích.

“Phong cách thiết kế ở đây mộc, đơn giản, hoàn toàn theo cách Huế. Thành phố quý cái này lắm nên khách quý đến Huế hay tới đây, họ coi đây là cái Huế nhất của Huế", GS-TS Thái Kim Lan phát biểu trong buổi toạ đàm nhân khai trương Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương tại chính ngôi nhà đậm chất Huế này.

Khu nhà vườn mang tên Lan Viên cổ tích, nơi đặt Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương.

GS-TS Thái Kim Lan, Việt kiều Ðức, sau bao năm bôn ba xứ người nhưng nặng lòng với Huế, nặng lòng với những di sản mà tiền nhân để lại nên đã trở về Huế làm những dự định mà mình ấp ủ bấy lâu nay. Ðó là thành lập một bảo tàng gốm cổ Sông Hương sau gần 40 năm sưu tầm, cất giữ... Ðây là bảo tàng gốm cổ tư nhân đầu tiên ở Huế.

Trong không gian nhà vườn xứ Huế rất mát mẻ và thoáng rộng ở vùng đất Kim Long, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng nghìn cổ vật gốm cổ được vớt lên từ lòng Sông Hương, niên đại từ thế kỷ 17-18-19, rất có giá trị.

Ðây là bảo tàng duy nhất trên cả nước trưng bày gốm được tìm thấy từ các dòng sông trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Với diện tích khoảng 700 m2, hiện nay, bảo tàng có gần 5 ngàn hiện vật, trong đó phần lớn là gốm cổ được vớt từ dưới lòng Sông Hương, có nhiều niên đại; từ gốm Chàm, gốm Sa Huỳnh, Tiền sử, Sơ sử, Lê sơ... và cả những hiện vật gốm từng được sản xuất tại làng cổ Phước Tích, Mỹ Xuyên... đương đại.

Một số di vật được vớt lên từ lòng Sông Hương.

Những vật dụng dùng trong đời sống hàng ngày như lu, hũ, bình, chén, bát bồng, bình vôi làm bằng các chất liệu khác nhau như đất nung, sành, gốm men được trưng bày phong phú trong bảo tàng.

Những di vật được xếp loại theo niên đại trưng bày trong Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương.

Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương đi vào hoạt động góp phần tăng thêm sự lựa chọn cho du khách khi đến với Huế. Ðánh giá về bảo tàng, TS Nguyễn Thị Anh Thư (Khoa Di sản văn hoá, Trường Ðại học Văn hoá Hà Nội) cho biết: “Khoảng vài chục năm trở lại đây, tại nhiều con sông trên cả nước như Sông Hồng, sông Ðồng Nai đều tìm thấy cổ vật, nhưng chỉ Huế mới có bảo tàng chuyên trưng bày cổ vật vớt từ sông lớn đến vậy. Vị trí của Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương cũng mang đậm giá trị. Ðó là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam nằm ở không gian rất thật là ngay bên bờ Sông Hương, nơi hiện vật được tìm thấy. Bảo tàng tạm được cho là di chỉ khảo cổ học dưới nước lớn nhất ở Việt Nam hiện biết".

Nếu có dịp nhàn du đến với Huế, bạn hãy một lần trải nghiệm tìm về quá khứ khi đến đây đi dưới những hàng cây xanh mát, thảm cỏ, hoa lá... trong ngôi nhà vườn đặc trưng rất Huế để tham quan, trải nghiệm những di khảo được vớt lên từ đáy Sông Hương huyền thoại của mảnh đất kinh kỳ một thời xa vắng./.

 

Ðào Minh Tuấn

 

Thám hiểm hang động núi lửa Chư B’lưk

Trên những ngọn núi đáng ngưỡng mộ của Việt Nam, nơi mà thiên nhiên hoà quyện một cách kỳ diệu, hang động núi lửa Chư B'Lưk đã thu hút những người yêu thích sự mạo hiểm và muốn khám phá những điều mới mẻ. Với một loạt các hoạt động như: hiking, canyoning và abseiling (đi bộ đường dài, vượt thác, leo dốc), hang động này không chỉ là điểm đến của những người tìm kiếm sự thách thức mà còn là nơi dành cho những người muốn trải nghiệm sự kỳ diệu của tự nhiên.

Nét đẹp hoang sơ Vàm Sát - Cần Giờ

Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Vàm Sát - Cần Giờ (thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh), là một trong những khu rừng ngập mặn điển hình ở vùng ven biển nhiệt đới. Nơi đây hình thành Khu Du lịch sinh thái Vàm Sát, nằm giữa 2 con sông Vàm Sát và Lòng Tàu.

Rực sắc hoa gạo Tam Sơn

Lễ hội được tổ chức vào thời điểm trung tuần tháng 3 hằng năm tại xã Tam Sơn (Anh Sơn, Nghệ An), miền quê đang đổi mới từng ngày. Nơi có nhiều cảnh đẹp tự nhiên với từng cánh đồng hoa rực rỡ sắc xuân, đặc biệt những đường hoa gạo tuyệt đẹp của những cây gạo cổ thụ vào mùa hoa nở tháng 3 là điểm nhấn cho cảnh đẹp nơi đây.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, ẩn mình giữa đại ngàn Kon Chư Răng, thuộc tỉnh Gia Lai, là viên ngọc quý của thiên nhiên Tây Nguyên. Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ cùng bầu không khí trong lành nơi đây đã thu hút những tâm hồn yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá mạo hiểm.

Cung An Ðịnh - Dấu ấn một vị vua triều Nguyễn

Cung An Ðịnh toạ lạc bên bờ sông An Cựu, tiền thân là phủ An Ðịnh, là cơ ngơi riêng của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Ðảo (vua Khải Ðịnh sau này), được xây dựng năm 1902, với lối kiến trúc gỗ 3 gian truyền thống.

Trải nghiệm trekking cung đường Tà Năng - Phan Dũng

Với cảnh quan hùng vĩ, địa hình đa dạng, Tà Năng - Phan Dũng - cung đường trekking đi qua 3 tỉnh: Lâm Ðồng - Ninh Thuận - Bình Thuận đang trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ. Trào lưu chinh phục cung đường này ngày càng nở rộ, thu hút đông đảo các bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước, vượt qua thử thách có độ khó cao.

Nghề làm hương cổ truyền Phja Thắp

Thôn Phja Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, được biết đến với nghề làm hương (nhang) truyền thống từ bao đời nay.

Nghề lác Quảng Xương

Tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, có khoảng 550 ha đất trồng lác để dệt chiếu, tập trung ở các xã: Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Ngọc và Quảng Văn.

“Tuyệt tình cốc” xứ Huế

Đầm Lập An, còn gọi là đầm An Cư, đầm Lăng Cô, uốn qua chân đèo Phú Gia, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây gây ấn tượng với du khách bằng khung cảnh thanh bình, như tranh thuỷ mặc với một bên là dãy Bạch Mã hùng vĩ, một bên là đầm nước trong veo.

Ðịa chỉ đỏ ở Long Xuyên

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng toạ lạc tại xã Mỹ Hoà Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012.