ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 19:16:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bất an vì xe “cà tàng”

Báo Cà Mau (CMO) Hình ảnh những chiếc xe máy, xe mô tô thiếu, mất rất nhiều bộ phận, khung sườn hoen gỉ (thường được gọi là xe “cà tàng”) vẫn hàng ngày lưu thông trên các tuyến đường, nhất là tại khu vực đô thị, đã không còn xa lạ với nhiều người. Ðây là loại xe tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, bởi hầu hết chúng đều đã bị tháo hoặc mất các bộ phận an toàn cần thiết để có thể lưu thông trên đường. Mặc dù lực lượng chức năng đã ra quân kiểm tra xử lý rất nhiều, nhưng việc giải quyết triệt để tình trạng này vẫn là vấn đề nan giải.

Một trường hợp vi phạm khi sử dụng xe “cà tàng” chạy quá tốc độ, bị lực lượng CSGT-TT, Công an huyện Năm Căn phát hiện, xử lý.

“Cứ nghĩ có giấy phép lái xe thì chạy được thôi”, là câu trả lời khá ngây ngô của T.Q.T (sinh năm 2004, ngụ ấp Cái Nai, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn), người sử dụng xe “cà tàng” chạy vượt tốc độ, bị Ðội Cảnh sát giao thông - trật tự (CSGT-TT), Công an huyện Năm Căn, phát hiện, xử lý.

Thoạt nhìn chiếc xe mà H lưu thông, ai cũng phải ngao ngán và đặt câu hỏi về mức độ an toàn khi sử dụng. Bởi xe thiếu: còi, đèn, pô, bửng, kính chiếu hậu... Theo đánh giá chung của lực lượng chức năng, người điều khiển loại xe này thường là đối tượng thanh niên mới lớn, trong độ tuổi lao động. Trong đó, có nhiều trường hợp ý thức chấp hành luật rất kém, thường thích thể hiện, chạy tốc độ khá nhanh, lạng lách, nẹt pô inh ỏi.

Ðơn cử như trường hợp L.V.L (sinh năm 2005, ngụ Khóm 3, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) sử dụng loại xe “cà tàng” giao hàng tạp hoá với tốc độ khá nhanh, lại không đội nón bảo hiểm. Khi bị lực lượng làm nhiệm vụ của Ðội CSGT-TT, Công an huyện xử lý, L không có bất cứ giấy tờ gì ngoài chiếc xe trơ cục máy và khung đã cũ sét. Lực lượng làm nhiệm vụ tiến hành lập biên bản tạm giữ phương tiện để xử lý.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp chủ sở hữu các loại xe “cà tàng” như thế sẵn sàng bỏ phương tiện khi bị lực lượng chức năng phát hiện, xử phạt, bởi hầu hết là xe cũ, giá rẻ.

Anh Ng.V.T, chủ cơ sở kinh doanh nước đá trên đường Tôn Ðức Thắng, Phường 5, TP Cà Mau, cho biết: “Do đặc thù công việc chuyên chở nước đá, trang bị xe mới sẽ rất tốn kém, cơ sở đã tìm mua những chiếc xe có giá thấp, rồi về sửa chữa, hàn lắp thêm các dụng cụ cần thiết để chuyên chở nước đá. Nếu như có bị bắt phạt thì cũng bỏ luôn, chứ đi tới lui đóng phạt nhiêu khê lắm”.

Ðó cũng là tâm lý chung của nhiều chủ doanh nghiệp kinh doanh sử dụng xe “cà tàng” để chuyên chở hàng hoá. Ngoài giá rẻ, những loại xe này vừa nhỏ gọn, vừa cơ động trong những khu vực hẹp mà các loại xe giao hàng lớn không thể tới được.

Những chiếc xe “cà tàng” như thế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi lưu thông trên đường.

Theo lãnh đạo Ðội CSGT-TT, Công an TP Cà Mau, việc xử lý đối với những trường hợp xe loại này gặp khá nhiều khó khăn, bởi gần như không có quy định cụ thể rõ ràng về an toàn của xe mô tô, xe gắn máy. Hầu hết những loại xe “cà tàng” này đều vi phạm về thay đổi kết cấu xe hoặc thiếu bộ phận theo quy định. Nhiều chủ xe sẵn sàng bỏ xe khi bị xử lý nhiều lỗi vi phạm, vô hình trung đã tạo thêm áp lực cho những kho, bãi giữ xe vi phạm.

Xung quanh việc xử lý xe “cà tàng” có nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng cần thiết xử lý, bởi nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông của loại xe này là rất cao. Cũng có ý kiến cho rằng, những người sử dụng loại xe này thuộc lực lượng lao động có thu nhập thấp, hoặc họ chỉ là người làm thuê, việc xử lý cũng cần phải xem xét, cân nhắc thấu đáo, hợp lý, hợp tình. Tuy nhiên, không vì thế mà việc xử lý đối với xe “cà tàng” bị bỏ ngỏ. Bên cạnh chế tài xử phạt nghiêm thì tuyên truyền để người dân hiểu, tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật là việc làm mang lại hiệu quả lâu dài, căn cơ và bền vững./.

 

Chí Diện - Văn Ðum

 

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.