ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 06:03:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh không lây nhiễm được quản lý tại cộng đồng

Báo Cà Mau Bệnh không lây nhiễm là một trong những bệnh căn bệnh nguy hiểm và phổ biến trong cộng đồng, được xem là “sát thủ” thầm lặng khi gây ra nhiều biến chứng và xu hướng của bệnh ngày càng trẻ hoá. Tuy nhiên những căn bệnh này có thể được chẩn đoán và quản lý ngay tại tuyến cơ sở.

Bốn bệnh không lây nhiễm phổ biến là bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim và đột quỵ), ung thư, hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản) và đái tháo đường. Quá trình hình thành bệnh diễn ra trong nhiều năm, thường là bắt đầu từ tuổi trẻ, đòi hỏi việc điều trị có hệ thống và lâu dài, thậm chí cả cuộc đời.

Theo các nghiên cứu y tế, bệnh không lây nhiễm vừa phòng ngừa được vừa điều trị được. Nguy cơ phát triển bệnh không lây nhiễm có thể giảm được nhờ lối sống lành mạnh hơn và môi trường thuận lợi. Nâng cao nhận thức, vận động chính sách và hành động có vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh không lây nhiễm. Nếu các yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạn tính được loại bỏ thì khoảng ba phần tư số ca bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường tuýp 2 và 40% số ca ung thư sẽ được ngăn ngừa.

Bệnh nhân được quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế cơ sở. (Ảnh chụp tại Trạm Y tế xã Khánh Hoà, huyện U Minh)

Do đó, cùng với việc tăng cường năng lực hệ thống y tế để phát hiện sớm, quản lý, điều trị thì người dân có thể chủ động phòng, chống hiệu quả thông qua kiểm soát các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực. Tuyến y tế cơ sở cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, tiếp tục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm công tác dự phòng, để phát hiện sớm, điều trị, quản lý và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, những tháng đầu năm 2024, tổng số bệnh không lây nhiễm được phát hiện là 85.402 người, trong đó 68.647 bệnh nhân đang được quản lý, khám và cấp thuốc 14.698 người, điều trị đạt huyết áp mục tiêu là 23.710 bệnh nhân. Bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao 65.489/85.402 bệnh nhân.

Nhân viên y tế cấp phát tờ rơi hướng dẫn cách phòng bệnh cho người dân. (Ảnh chụp tại Trạm Y tế xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân)

Bác sĩ Đặng Khắc Ghi, Phó trưởng Trạm Y tế xã Khánh Hoà, huyện U Minh, cho biết: "Đối với công tác phát hiện, quản lý bệnh không lây nhiễm, trạm có quyết định phân công cán bộ phụ trách, khám sàng lọc và quản lý bệnh hằng ngày tại trạm và các chiến dịch. Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên trên hệ thống loa, đài truyền thanh, đặc biệt là nhóm Zalo cộng đồng..., từ đó mang lại hiệu quả khá cao. Hiện toàn xã quản lý 600 bệnh nhân và điều trị đạt mục tiêu gần 100% trên tổng số bệnh nhân được phát hiện".

"Việc phát hiện, quản lý bệnh không lây nhiễm tại cơ sở sẽ có rất nhiều lợi thế. Qua đó, trạm y tế sẽ tăng cường công tác dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài. Đặc biệt chú trọng tư vấn, lập danh sách quản lý các trường hợp có nguy cơ cao, đồng thời tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho Nhân dân về mối nguy hiểm của căn bệnh này, hạn chế nguy cơ các biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Ghi cho biết thêm.

Hầu hết các bệnh không lây nhiễm phải dùng thuốc suốt đời, vì vậy, việc quản lý và điều trị tại trạm y tế sẽ giúp đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh tiết kiệm được chi phí, thời gian đi lại, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đây được xem là một trong những giải pháp bền vững trong công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm hiện nay./.

Kim Nguyên

 

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.