ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 09:43:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi bao giờ mở cổng chính phục vụ?

Báo Cà Mau (CMO) Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi được nâng cấp phòng, ban, xây dựng hàng rào khang trang và đã hoàn thành từ nhiều năm nay, nhưng cổng chính của bệnh viện vẫn cứ đóng kín, bệnh nhân và người muốn vào bệnh viện phải đi cổng phụ, rất bất tiện và tốn thời gian. Đó là phản ánh của nhiều cử tri Khóm 5, thị trấn Đầm Dơi.

Không ít người thân của bệnh nhân than phiền: “Cổng chính nằm ngay trên tuyến đường Tạ An Khương, thuận lợi cho phương tiện ra vào đưa rước bệnh nhân thì lại không được mở cửa, bệnh nhân nhập viện phải chạy vòng đường nhỏ hẹp hơn và xa hơn (khoảng 30 m) để vào bệnh viện bằng cổng sau. Tuy bức xúc nhưng nói hoài mà có được gì đâu!”.

Gần 4 năm xây dựng hoàn thành nhưng cổng chính Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi chưa mở cửa phục vụ rộng rãi.

Trao đổi với phóng viên báo Cà Mau về vấn đề này, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi Dương Quốc Thống đồng tình: "Bệnh viện cũng rất muốn sớm đưa vào sử dụng cổng chính, vì nhà để xe của cán bộ, viên chức nằm ở khu vực này. Hơn nữa, Khoa Cấp cứu cũng gần cổng chính, nếu cổng này hoạt động thì xe cứu thương vào đưa rước người bệnh cấp cứu rất thuận tiện... Tuy nhiên, bệnh viện được đầu tư nâng cấp, xây dựng nhiều hạng mục mà đến thời điểm này, một số hạng mục vẫn chưa hoàn thành.

Riêng cổng chính của bệnh viện, tuy đã hoàn thành từ nhiều năm nay nhưng hiện tại Ban Quản lý Dự án huyện Đầm Dơi vẫn chưa hoàn tất thủ tục và bàn giao cho bệnh viện. Trước đây nhà thầu đã lắp đặt cửa cổng xong, được một thời gian bị hỏng phải sửa chữa, thay mới... Vì vậy, bệnh viện chưa thể đưa vào sử dụng (do công trình chưa được nghiệm thu) mà chủ yếu chỉ mở cổng để bệnh nhân nhập viện cũng như chuyển viện trong trường hợp cấp cứu".

“Ban giám đốc bệnh viện đã nhiều lần kiến nghị Ban Quản lý Dự án huyện sớm hoàn tất thủ tục nghiệm thu và ban giao công trình cổng rào cho bệnh viện sử dụng cổng chính, nhưng phía chủ đầu tư vẫn chưa xử lý dứt khoát chuyện này”, Bác sĩ Dương Quốc Thống cho hay.

Theo ông Nguyễn Trung Hậu, cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý Dự án huyện Đầm Dơi, tổng thể dự án Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi có trên 20 hạng mục được nâng cấp, mở rộng với tổng kinh phí đầu tư khoảng 120 tỷ đồng. Do dự án triển khai theo từng hạng mục theo nguồn vốn được cấp phát nên mặc dù đã hoàn thành hạng mục cổng, hàng rào, nhà bảo vệ (năm 2015) nhưng vẫn chưa thể khai thác vận hành toàn bộ, do Khoa Cận lâm sàng - Mổ chưa được xây dựng, đến năm 2017 mới bàn giao đưa vào sử dụng. Trong quá trình xây dựng Khoa Cận lâm sàng - Mổ, đơn vị thi công đã làm hư hỏng cổng xếp tự động nên Ban Quản lý Dự án huyện đã đề nghị nhà thầu thay mới cổng xếp tự động. Đến nay tất cả các cổng đã bàn giao chìa khoá cho bệnh viện quản lý, sử dụng.

Về cơ bản thì cổng chính hiện nay vẫn có thể mở cửa phục vụ xuyên suốt nhưng đặc thù Bệnh viện Đầm Dơi có hai hướng tiếp nhận bệnh nhân (một mặt tiếp giáp sông Đầm Dơi và một mặt tiếp giáp lộ nhựa) mà trước đây chỉ có cổng tiếp giáp sông Đầm Dơi có nhà để xe đủ diện tích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân gửi xe. Khi xây dựng cổng rào mới, bệnh viện đã chọn mặt tiếp giáp lộ nhựa làm cổng chính và khu vực này chỉ có chỗ trống đủ để cán bộ, viên chức bệnh viện để xe, còn người nhà bệnh nhân muốn gởi xe cũng phải ngược về cổng dưới mé sông.

“Giải quyết bất cập này, bệnh viện xin được nguồn kinh phí cải tạo nhà tiền chế làm nhà xe, đã được xây dựng sắp hoàn thành. Cuối tháng 10/2018, Ban Quản lý Dự án huyện đã tổ chức đoàn kiểm tra lần cuối về tất cả hạng mục và sẽ tiến hành bàn giao công trình cho bệnh viện”, ông Nguyễn Trung Hậu thông tin.

Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi bảo chưa thể sử dụng cổng chính vì công trình chưa được nghiệm thu và bàn giao cụ thể. Còn đơn vị đầu tư là Ban Quản lý Dự án huyện thì cho rằng cổng rào cơ bản đã hoàn thành và nhà đầu tư cũng đã giao chìa khoá cổng rào cho bệnh viện quản lý, sử dụng. Việc bệnh viện chưa mở cổng chính là vì chưa đáp ứng nhu cầu gửi xe công cộng… Bên nào cũng có cái “lý” của mình, vậy thì bao giờ bức xúc của người dân là được qua lại bằng cổng chính mới được giải toả!?./.

Mỹ Pha

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Mang đến sự tin tưởng cho người dân

Hiện nay, Bệnh viện Ða khoa (BVÐK) Năm Căn có tổng số 187 viên chức và người lao động, trong đó có 48 bác sĩ (14 bác sĩ chuyên khoa I, 3 bác sĩ chuyên khoa II), 14 dược sĩ (1 thạc sĩ dược, 6 dược sĩ đại học, 7 cao đẳng dược), còn lại là trình độ cử nhân, cao đẳng, đại học khác. Ðặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế khá đầy đủ và hiện đại.

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.

Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ

Ðể phòng, chống bệnh phát ban dạng sởi, trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước đẩy mạnh tuyên truyền tiêm vắc xin sởi - rubella, giúp trẻ nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa bệnh phát sinh trong cộng đồng.

Xã hội hoá - Nâng chất lượng dịch vụ y tế

Tại huyện Trần Văn Thời, cùng với sự nỗ lực của hệ thống y tế công lập là sự chung tay góp sức của các cơ sở y tế tư nhân, đã tạo nên mạng lưới y tế vững chắc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân.

Sẵn sàng ứng phó, phòng bệnh cho trẻ

Tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình thời điểm này mỗi ngày tiếp nhận 5-7 bệnh nhi, cao điểm có đến 15 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị. Hiện tại, số bệnh nhi nằm viện từ 35-40 trẻ, độ tuổi từ 2-14 tuổi, mắc các bệnh thường gặp như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa, đặc biệt là bệnh sởi.

Không ngừng nâng cao chất lượng y tế

Ngành y tế TP Cà Mau chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; không ngừng cải tiến quy trình khám, chữa bệnh theo hướng nhanh, gọn, chính xác.

Bác sĩ nam ở khoa phụ sản

Tại các bệnh viện, cơ sở y tế, mỗi khoa có đặc thù công việc và những con người thầm lặng cống hiến riêng, nhưng có chung nỗ lực chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ sự sống bệnh nhân. Riêng tại Khoa Phụ sản, các y, bác sĩ có thêm niềm hạnh phúc đặc biệt hơn đồng nghiệp ở các khoa khác, đó là khoảnh khắc đón những thiên thần nhỏ chào đời... Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Trọng Nhân (Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau) và Bác sĩ CKI Châu Minh Chí (Bệnh viện Ða khoa Hoàn Mỹ Minh Hải) là 2 trong số rất nhiều nhân viên y tế trong tỉnh chăm chút cho những mầm sống - thế hệ công dân tương lai, chào đời khoẻ mạnh.