ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 14:04:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi: Nêu cao y đức, vững vàng chuyên môn

Báo Cà Mau (CMO) Thấm nhuần lời Bác dạy "Lương y như từ mẫu", tập thể cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi có thêm động lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và tìm tòi, sáng tạo những sáng kiến hay, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Tận tuỵ phục vụ

Xác định lấy người bệnh làm trung tâm trong điều trị và chăm sóc, coi sự hài lòng của người bệnh là mục tiêu hướng đến của toàn thể đội ngũ y, bác sĩ trong đơn vị, những năm qua, Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phục vụ tốt hơn người bệnh, gắn với xây dựng bệnh viện thân thiện, vệ sinh, sạch - đẹp.

Bác sĩ CKII Dương Quốc Thống, Giám đốc Bệnh viện, cho biết, Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi là bệnh viện hạng 2 tuyến huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh, với số lượng 230 giường kế hoạch, 382 giường thực kê; trung bình khám khoảng 600 người/ngày; nội trú khoảng 200-250 người/ngày. Trong việc khám chữa bệnh cho Nhân dân, đơn vị còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, dụng cụ y tế… Tuy nhiên, để phục vụ Nhân dân, bệnh viện đã quán triệt cho tất cả đội ngũ y, bác sĩ trong đơn vị phải đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân. Ðể làm được điều này, Ðảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện luôn sát cánh cùng tập thể cán bộ, nhân viên hàng năm triển khai các phong trào học tập và làm theo Bác bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Bác sĩ CKII Dương Quốc Thống, Giám đốc Bệnh viện, trao giấy khen “Người tốt, việc tốt” cho Bác sĩ Vưu Duy Vũ.

“Xác định nghề y là một nghề quan trọng và cao quý, sẵn sàng cứu đời, cứu người, nên khi phục vụ bệnh nhân, thầy thuốc phải đặt chữ tâm, chữ đức, chữ tài lên trên hết, coi bệnh nhân là người nhà, biết chia sẻ nỗi đau của người bệnh mà tận tình giúp đỡ và quên đi lợi ích bản thân, miễn sao bệnh nhân khoẻ mạnh, đó mới là y đức của thầy thuốc”, Bác sĩ Thống chia sẻ.

Khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi nhiều ngày qua, bệnh nhân Huỳnh Hải Thuyền (ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh) cho biết: “Tôi bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường nên nhiều lần đến bệnh viện khám và điều trị. Tôi nhận thấy thái độ, phong cách phục vụ của các y, bác sĩ và nhân viên điều dưỡng rất tốt, luôn tận tuỵ, ân cần chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra, không gian bệnh viện rộng rãi, thoáng mát; các biển chỉ dẫn, hướng dẫn khám bệnh, hòm thư góp ý đặt ở vị trí dễ nhìn; các phòng bệnh thường xuyên khử khuẩn... Tôi rất hài lòng”.

Một thách thức mới của đơn vị hiện nay, đó là cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Tập thể Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi đã quyết tâm cao, vào cuộc chiến với tinh thần tất cả vì sự an toàn cho Nhân dân nên, không quản ngày đêm căng mình chống dịch. Không may mới đây, một số y, bác sĩ bệnh viện nhiễm bệnh Covid-19, làm cho đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong việc khám và điều trị bệnh cho người dân.

“Nhưng với tinh thần đoàn kết của toàn đơn vị, cùng sự chỉ đạo, động viên kịp thời của cấp trên, chúng tôi sẽ quyết tâm vượt qua khó khăn này”, Bác sĩ CKII Dương Quốc Thống khẳng định.

Nhiều sáng kiến, nghiên cứu khoa học

Ðể phong trào “Ðổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” ngày càng đi vào chiều sâu, bệnh viện đã tuyên truyền, phổ biến đến từng đoàn viên, người lao động thông qua các đợt tập huấn công đoàn cơ sở; tổ chức ký cam kết thực hiện phong trào này, đồng thời phát động cho toàn thể đoàn viên công đoàn thi đua sáng tạo sáng kiến chuyên môn khoa học, áp dụng có hiệu quả trong công tác điều trị bệnh.

Bác sĩ CKI Du Thành Toàn, Phó giám đốc Bệnh viện, thông tin, mỗi năm đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện có nhiều đề tài sáng kiến, nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn. Riêng năm 2021, y, bác sĩ trong đơn vị đã tham gia nghiên cứu, thực hiện thành công 6 đề tài, được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao, áp dụng có hiệu quả, như: “Cải tiến nẹp bột động giúp bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật nối gân duỗi cẳng bàn tay”, “Cải tiến đèn đặt nội khí quản có camera qua điện thoại di động thông minh”, “Cải tiến dụng cụ tập khớp vai, điều trị phục hồi chức năng các bệnh lý vùng vai - chi trên”, “Tự tạo vòi rửa mắt và vòi tắm khẩn cấp bằng ống nhựa PVC trong phòng xét nghiệm”, “Bình xịt cồn sát khuẩn tay bằng chân đạp trong phòng, chống Covid-19”, “Phương pháp dùng ròng rọc kéo cột sống cổ trong điều trị thoái hoá, thoát vị cột sống cổ”…

Thao tác cho người bệnh thực hiện thủ thuật điều trị đốt sống cổ.

Những sáng kiến này được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn khám chữa bệnh, làm lợi cho bệnh viện một lượng kinh phí rất lớn so với mua các dụng cụ trang thiết bị từ bên ngoài. Trong đó, sáng kiến “Cải tiến nẹp bột động giúp bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật nối gân duỗi cẳng bàn tay” của nhóm Bác sĩ Hồ Thanh Phong, Dương Quốc Thống, Võ Xuân Lan đã đem lại cho đơn vị rất nhiều lợi ích, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị tại bệnh viện.

Từ thực tiễn công tác điều trị bệnh, nhóm Bác sĩ Trần Bảo Hà, Bác sĩ CKI Võ Phương Vũ, Bác sĩ CKI Võ Xuân Lan nghiên cứu phương pháp điều trị mới “dùng ròng rọc kéo cột sống cổ trong điều trị thoái hoá, thoát vị cột sống cổ”.

Trước đây tại đơn vị chưa có dụng cụ kéo giãn cột sống cổ. Trang thiết bị còn thiếu, tình hình các ca bệnh lý cột sống cổ ngày càng tăng. Qua nghiên cứu máy kéo cổ và dụng cụ kéo bằng tay trên thị trường, qua các bài giảng của các giáo sư đầu ngành, nhóm bác sĩ đã tổng hợp ý tưởng, xây dựng mô hình, phát sinh sáng kiến hoàn toàn mới, góp phần điều trị bệnh lý về cột sống cổ hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ cho người bệnh. Trong quá trình ứng dụng vào thực tiễn điều trị, phương pháp dùng ròng rọc kéo giãn cột sống cổ cho thấy, có nhiều tiện lợi và ưu điểm hơn hẳn so với những phương pháp không dùng thuốc khác mà bệnh viện đã thực hiện. Phương pháp này ngày càng được khẳng định tính hiệu quả, giảm đau cho bệnh nhân, giảm rõ rệt khả năng tái phát.

“Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức trong y học để cao nâng cao tay nghề, phải luôn phấn đấu cùng tập thể chinh phục những đỉnh cao trong y học. Có như thế thì người bác sĩ, lương y mới không bị tụt hậu, thụt lùi”, Bác sĩ Trần Bảo Hà chia sẻ.

Từ việc tận tuỵ phục vụ bệnh nhân đến những sáng kiến khoa học trong điều trị cho thấy việc đa dạng hoá, cụ thể hoá việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi thêm thấm nhuần lời dạy của Người và không ngừng nỗ lực, học Bác bằng những việc làm thiết thực. Từ đó, góp phần hình thành nên đội ngũ y, bác sĩ có y đức, chuyên môn cao vì mục tiêu chăm sóc ngày càng tốt hơn sức khoẻ Nhân dân./.

 

Huỳnh Lâm

 

Liên kết hữu ích

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.