ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 4-5-25 17:05:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biển Bạch còn gần 200 hộ thiếu nước sinh hoạt

Báo Cà Mau Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn, mùa khô năm nay, do xuất hiện những đợt mưa trái mùa nên sẽ bớt oi bức, khắc nghiệt hơn năm trước. Tuy nhiên, ở những vùng thường xuyên xảy ra tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt như xã Biển Bạch, huyện Thới Bình thì chuyện phải chắt chiu nước ngọt đã trở thành thói quen của nhiều hộ dân.

Còn nhớ khoảng thời gian này 1 năm trước, xã Biển Bạch là một trong những “điểm nóng” khi người dân nơi đây phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng. Hình ảnh hàng trăm hộ dân phải mang can, thùng chứa nước đến các điểm tiếp tế nước vẫn còn là nỗi ám ảnh trong tâm trí người dân nơi đây.

Ông Lý Văn Cảnh (ấp Thanh Tùng) nhớ lại: “Ðợt hạn năm rồi, 4-5 ngày liền nhà tôi không có nước để tắm. Tôi nhớ như in cảnh chiến sĩ cho nước ngoài đầu kênh, người dân ùn ùn kéo nhau mang can ra chở nước về. Năm nay, mặc dù đã có nước để tắm giặt, nhưng riêng nước uống lại là chuyện nan giải. Thậm chí, nhà tôi phải sử dụng nước đổi từ ghe nước, cho vào tủ lạnh đông đá để uống. Còn nước lọc, 1 tuần nhà tôi đổi từ 4-5 thùng, mỗi thùng có giá 12 ngàn đồng. Cả khu vực này không ai khoan cây nước được, vì làm xong cũng bị nhiễm phèn và mặn”.

Ðợt hạn mặn năm trước, gia đình ông Cảnh cũng như nhiều gia đình khác đã được hỗ trợ 1 thùng chứa dung tích 1.000 lít để dự trữ nước cho mùa khô. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của 4 người trong gia đình, ông Cảnh phải mua thêm 1 thùng 1.000 lít nữa. Mặc dù đã có 2 thùng chứa nước, nhưng sau đợt xài Tết, nước mưa trong cả 2 thùng đã vơi dần. Tại thời điểm này, ông Cảnh phải tận dụng hết tất cả dụng cụ chứa nước. Mỗi lần đổi nước, gia đình phải tốn khoảng 80 ngàn đồng mới đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình trong thời gian ngắn.

Đều đặn mỗi ngày từ 2-3 chuyến anh Trần Văn Đệ phải đi đến kênh 15 (thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang) để lấy nước ngọt về đổi cho bà con trong xóm

Đều đặn mỗi ngày từ 2-3 chuyến anh Trần Văn Đệ phải đi đến kênh 15 (thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang) để lấy nước ngọt về đổi cho bà con trong xóm.

Nhiều năm làm nghề đổi nước ngọt cho bà con trên dòng kênh Ngã Bát, vào thời điểm này, mỗi ngày anh Trần Văn Ðệ (ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch) tất bật chạy ghe lên đầu tuyến Kênh 15 (thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang) để lấy nước ngọt về. “Mỗi ngày đều đặn tôi đi từ 2-3 chuyến để lấy nước, vì là nguồn nước giếng khoan, ngay mạch nước ngọt nên có thể sử dụng để nấu ăn được. Ghe tôi chỉ chứa được từ 13-14 khối nước, nên khi mang về đổi, nhà nào nhu cầu sử dụng nhiều thì sẽ bao nguyên ghe. Ở đây hầu như năm nào cũng vậy, từ trước Tết là người dân đã hết nước mưa xài, phải sử dụng nước đổi, cứ thế kéo dài tới tháng 5, tháng 6. Năm nay, khu này được Nhà nước kéo nước sạch nên bà con đỡ phải đổi nước”, anh Ðệ cho hay.

Theo thống kê, trên địa bàn xã Biển Bạch vẫn còn gần 200 hộ chưa có nước sinh hoạt, trong đó tập trung nhiều nhất tại ấp Thanh Tùng với 106 hộ. Mặc dù hệ thống đường ống nước sinh hoạt đã phủ được khoảng 80% địa bàn xã, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết. Trong đó, một số tuyến bên bờ Tây Sông Trẹm đã được đấu nối ống nước để cung cấp nước ngọt cho người dân, nhưng công suất bơm vẫn còn rất yếu và hay xảy ra sự cố cúp nước. Ðiều này gây khó khăn, vất vả cho các hộ dân trong việc tiếp cận nguồn nước sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, chăn nuôi.

Ðể có nước sinh hoạt, các hộ dân tại ấp Thanh Tùng phải đổi nước hằng ngày.

Ðể có nước sinh hoạt, các hộ dân tại ấp Thanh Tùng phải đổi nước hằng ngày.

Ông Tô Thanh Văn, Chủ tịch UBND xã Biển Bạch, thông tin: “Xã đang đối mặt với thách thức lớn khi chưa có trạm bơm chính, mà phải phụ thuộc vào nước từ trạm bơm tại xã Tân Bằng. Tuy nhiên, công suất bơm của các trạm bơm này không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân tại ấp Thanh Tùng và đoạn bờ Tây Sông Trẹm. Trước thực trạng này, chúng tôi đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp để các hộ dân tiếp cận nước sạch. Ðặc biệt, tại các tuyến kênh rạch nhỏ lẻ, các khu vực hẻo lánh, địa phương đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm cấp nước để tìm phương án tối ưu, tạo điều kiện cho người dân có nguồn nước sinh hoạt an toàn và ổn định trong thời gian sớm nhất”./.

 

Hữu Nghĩa

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.