ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 11:18:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bừng sáng những nẻo đường quê

Báo Cà Mau (CMO) Chuyện xã Định Bình (TP Cà Mau) có đến 12 tuyến lộ ấp với hơn 19 km gắn đèn chiếu sáng vào ban đêm được “đồn đại” khá nhiều trong thời gian gần đây. Sự kiện này không chỉ làm nức lòng người dân trên địa bàn mà còn là niềm ao ước của bà con các vùng lân cận.

Gặp Chủ tịch UBND xã Định Bình Đặng Văn Nam tìm hiểu cụ thể việc này, được anh chia sẻ: Lần đó đi qua phường Tân Thành, thấy có một đoạn lộ khoảng hơn cây số mắc được đèn chiếu sáng theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, thấy hay nên về bàn bạc, xin chủ trương của Đảng uỷ thực hiện. 

Các tuyến lộ liên ấp của xã Định Bình giờ đèn đường phủ gần khắp, mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

“Khi đó, nhân Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau Lý Khánh Ly vào kiểm tra các tuyến lộ nông thôn, tôi trình bày ý định. Đồng chí nói, nếu vận động được dân đóng góp tiền làm trụ, kéo dây và mắc bóng đèn, thành phố sẽ hỗ trợ tiền điện hàng tháng”, Chủ tịch UBND xã Định Bình Đặng Văn Nam nhớ lại. 

Được khuyến khích, càng có thêm động lực, sau khi bàn bạc, xã thống nhất vận động mỗi hộ dân trên tuyến đóng góp 700.000 đồng (trừ hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách) còn lại xã xuất kinh phí, lấy từ nguồn thu bến bãi (bến đò, chợ). “Khoản tiền này dùng để chi thường xuyên hàng năm, nhưng giờ chúng tôi quyết tâm tiết kiệm tối đa, chủ yếu dành để phục vụ các công trình công cộng”, ông Nam lý giải. 

Vậy là đầu năm 2019, tuyến đường đầu tiên từ cầu Nhà Việc đến cầu Cái Rô dài 3 km được triển khai lắp bóng đèn. “Ban đầu vận động, bà con còn chút đắn đo… Khi đấu nối điện vào, đêm đến đường sá sáng trưng, bà con phấn khởi vô cùng”, ông Nam hào hứng chia sẻ. 

Thừa thắng xông lên, lần lượt các tuyến tiếp theo được lắp đèn với sự đóng góp mau lẹ của người dân. Vì thế mà mới hơn 1 năm, “ánh sáng đường quê” đã phủ gần hết trục đường chính của các ấp. 

Nỗi mừng vui còn hiện trên gương mặt, ông Lý Văn Bí, ấp Bình Thành, “khoe”: “Tuyến đường ấp tôi vừa mới lắp đèn mấy hôm nay. Bà con mừng dữ lắm. Lộ sá được bê-tông hoá hết rồi, giờ lại có đèn đường, ở nông thôn mà được như vậy thì còn gì bằng”. 
Thấy xã Định Bình có điện đường sáng đêm đêm, nhiều bà con các địa bàn lân cận cũng xuýt xoa, ao ước. Bởi theo bà con, có ánh sáng đường quê, có rất nhiều cái lợi. Và cái lợi này được người trực tiếp thụ hưởng là anh Hà Thanh Sơn, nhà trên tuyến ấp Xóm Lẫm, nhìn nhận: “Có điện đường, mỗi buổi chiều tối và 4-5 giờ sáng người già, đàn ông, đàn bà đi tập thể dục vui lắm. Lúc trước khi chưa gắn đèn, tối thui không ai đi. Có điện đường cũng hạn chế được nạn trộm cắp vặt. Ở quê giờ bà con đi làm tôm cho các xí nghiệp rất đông, nhất là lao động nữ. Họ thường đi về trong khoảng thời gian 9-10 giờ đêm và 3-4 giờ sáng, có điện tình hình an ninh trật tự ổn định, chị em đi đứng cũng yên tâm hơn trước rất nhiều”.

Tuyến đường ấp Xóm Lẫm (dài 690 m), mắc đèn gần năm nay. Ngoài tuyến cầu Nhà Việc đến cầu Cái Rô có hệ thống trụ điện Nhà nước nên đèn đường mắc luôn trên đó, Xóm Lẫm là tuyến duy nhất còn lại được làm trụ đèn bằng bê-tông. Theo lý giải của Trưởng ấp Xóm Lẫm Huỳnh Văn Măng, làm trụ bê-tông tốn nhiều hơn trụ kẽm, nhưng do tuyến này nhà dày (ngay trụ sở xã) nên phần đóng góp của bà con được nhiều, cân đối đủ. Các tuyến còn lại nhà thưa hơn, số tiền thu được ít, nên phải làm trụ kẽm. “Trụ kẽm nhìn không đẹp bằng trụ bê-tông, nhưng vẫn chắc chắn lắm”, anh Măng khẳng định. 

Theo báo cáo của Phó chủ tịch UBND xã Định Bình Lâm Hữu Hiệp, toàn xã đã xây dựng được hơn 62 km lộ nông thôn, đường liên ấp, liên xã thông suốt. Trên địa bàn chỉ còn hơn 5 km lộ xóm, nhánh đang tiếp tục vận động Nhân dân đóng góp xây dựng. Một điểm đáng ghi nhận là, tinh thần đóng góp xây dựng làng quê của bà con khá tích cực, đây chính là tiền đề giúp xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM và hiện đang tiếp tục xây dựng xã NTM nâng cao.

Riêng về đầu tư hệ thống điện đường, Chủ tịch UBND xã Định Bình Đặng Văn Nam thông tin, tổng số tiền xây dựng cho 12 tuyến với hơn 19 km là hơn 667 triệu đồng, trong đó ngành điện hỗ trợ 90 triệu đồng, xã hơn 298 triệu đồng và Nhân dân đóng góp hơn 279 triệu đồng. Cứ tuyến này làm thì tuyến khác bà con nôn nóng, nên từ khi họp dân triển khai đến hoàn thành chỉ trong vòng 1 tháng. 

Cũng theo ông Nam, việc quyên góp tiền, giám sát thi công xã đều giao các ấp phụ trách với phương châm minh bạch, rõ ràng. Trên địa bàn cũng lắp đặt được 4 tủ điện, các tuyến đều cài giờ tắt mở đèn tự động và giao trưởng ấp quản lý. Dân có nhiệm vụ dọn cây che khuất tầm nhìn ở địa phận đất mình và có sự cố điện thì báo lên ấp, ấp kiểm tra và báo xã cho người xuống xử lý. 

Hiện xã còn  2 tuyến lớn cần mắc đèn đường là tuyến Cây Dương đến Hoà Tân dài 6 km và cầu kênh Mương Củi đến Mũi Dụi 3,6 km. Tuy nhiên, do trên tuyến có nhiều đoạn không có nhà dân, mà theo thiết kế phải tuân thủ đúng 30 m mắc 1 bóng đèn để sáng đều trên tuyến, nên xã đang gặp khó khăn về nguồn vốn. “Chúng tôi đang tính toán cân đối, cố gắng hoàn thành việc mắc đèn các tuyến này trong năm nay”, ông Nam quyết tâm./.

Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau Lý Khánh Ly cho hay, ý định của thành phố là phát triển điện đường khắp các xã trên địa bàn theo phương châm xã hội hoá. Ngoài Định Bình làm khá tốt, các xã khác cũng đang triển khai thực hiện tích cực. TP Cà Mau sẽ hỗ trợ toàn bộ tiền điện cho các xã. Điện đường cũng là tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao.

Huyền Anh

Liên kết hữu ích

Những xã, phường “đặc biệt”

Tỉnh Cà Mau (mới) có diện tích tự nhiên hơn 7.942 km2, quy mô dân số trên 2,6 triệu người. Sau khi sáp nhập, tỉnh Cà Mau có 64 đơn vị hành chính cấp xã (9 phường, 55 xã), trong đó phường Bạc Liêu có diện tích nhỏ nhất nhưng dân số đông nhất và xã Ðất Mũi - xã cuối cùng nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc là xã có diện tích lớn nhất tỉnh. Ðặc biệt, trong 64 xã, phường mới của Cà Mau chỉ có duy nhất xã Hồ Thị Kỷ được giữ nguyên không sáp nhập.

Lá chắn an sinh cho mọi người dân

Ngày 1/7 hằng năm là Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam, là dịp để toàn xã hội cùng nhìn lại chặng đường triển khai một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Trải qua nhiều năm, BHYT ngày càng khẳng định tính nhân văn sâu sắc, trở thành điểm tựa chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Trao 500 suất học bổng cho học sinh khó khăn nhân sự kiện hợp nhất Bạc Liêu – Cà Mau   

Chiều 30/6, tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ” trao 500 suất học bổng cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Tăng cường các giải pháp giảm tác hại của thuốc lá

Ngày 24/5/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 568/QÐ-TTg ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030, với các mục tiêu và giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hoàn thiện hạ tầng tạo sức bật toàn diện

Ðầu tư phát triển hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Triển khai thực hiện, đến nay nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, cũng như chuẩn bị khởi công..., thực sự tạo đột phá không chỉ cho hạ tầng giao thông mà còn giúp kinh tế - xã hội (KT-XH) bứt tốc.

Mai mốt Cà Mau em lớn…

Khi có dịp nhắc về tên gọi Minh Hải, tỉnh chung của Cà Mau - Bạc Liêu hồi trước, trong tâm khảm nhiều người vẫn nghe man mác những giai điệu ngọt ngào: “Rừng xanh Ðất Mũi Cà Mau/Ðồng xanh muối trắng Bạc Liêu/Chung sức dựng xây Minh Hải đẹp giàu” (ca khúc “Trên quê hương Minh Hải”, Nhạc sĩ Phan Nhân).

Khánh thành, bàn giao 300 căn nhà tại xã Phan Ngọc Hiển

Chiều nay (30/6), tại xã Viên An Đông (huyện Ngọc Hiển), nay là xã …, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 300 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Cà Mau tăng cường quản lý, phòng chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng y tế tại Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Cần có bước tiến trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm để tạo nền tảng vững chắc hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sáng nay (30/6), Sở Y tế Cà Mau phối hợp Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức tập huấn khám chữa bệnh từ xa, sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” dành cho cán bộ nòng cốt ngành y tế tỉnh Cà Mau. 

Chung sức, đồng lòng xây dựng Cà Mau phồn vinh

Tỉnh Cà Mau hợp nhất là kết quả từ chủ trương lớn của Ðảng, của đất nước, đòi hỏi mang tính lịch sử và ý nguyện lòng dân như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Ðảng ta khẳng định: “Chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố, không tổ chức cấp huyện là định hướng lớn, mang tầm chiến lược, bước đột phá về thể chế chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển”.